Thay Chổi Than Máy Khoan

Thay Chổi Than Máy Khoan

Original Box, Batteries, Operating Instructions, Remote Controller, USB Cable, Other

Original Box, Batteries, Operating Instructions, Remote Controller, USB Cable, Other

Kích thước lưỡi rộng trong khi tay cầm nhỏ vừa đủ

Kích thước lưỡi chổi là yếu tố quyết định đến hiệu quả sử dụng của nó. Lưỡi chổi càng rộng thì quét càng nhanh, càng sạch. Kỹ thuật bó chổi dừa qua nhiều năm hoàn thiện cho phép tạo ra cây chổi với lưỡi rộng hơn hẳn so với các loại chổi quét sân khác, đảm bảo lưỡi chổi vừa rộng vừa dày, mà kích thước tay cầm vẫn nhỏ gọn dễ thao tác.

Như vừa nói ở trên, cọng dừa chính là nguyên liệu chính để sản xuất loại chổi này. Và không phải cọng dừa nào cũng như nhau, chúng có phân ra cao cấp và thứ cấp. Loại cọng cao cấp hay thứ cấp là do hai yếu tố quyết định. Một là vị trí của cọng dừa, những cọng dừa nằm gần phần đuôi của tàu dừa thì sẽ vừa cứng vừa dẻo vừa bền, càng di chuyển về phần ngọn thì chất lượng càng giảm. Sieuthivesinh luôn chỉ lựa chọn các loại cọng nằm gần phần đuôi tàu lá để làm nguyên liệu gia công.

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CNTB TOÀN CẦU

Địa chỉ: 28 Đường 14, Khu Đô Thị Vạn Phúc 1, Phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM

Email: [email protected]

Website: www.thietbimaynhapkhau.com

"Nếu bạn không thích điều gì, hãy thay đổi nó. Nếu bạn không thể thay đổi nó, hãy thay đổi suy nghĩ của bạn về nó" - Mary Engelbreit.

Có lẽ không ít lần trong quá khứ, chúng ta thường oán trách rằng cuộc sống này thật không công bằng.

Đôi khi, chúng ta bị đối xử một cách bất công, như khi còn nhỏ, bạn tranh giành đồ chơi và xảy ra xô xát với những đứa trẻ khác, nhưng cuối cùng chỉ có bạn bị phạt và bị cho là hư hỏng.

Hay như khi bạn cố gắng rất nhiều, nhưng bạn lại không thể đạt được những thứ mà mình mong muốn, trong khi người khác lại dễ dàng có được mọi thứ với lí do đơn giản là xuất phát điểm của họ cao hơn bạn.

Bạn vô cùng thất vọng và buồn bực, thậm chí đôi lúc, bạn còn đổ lỗi cho những thứ bạn không thể lựa chọn như xuất thân, hoàn cảnh sống hay những khó khăn bạn gặp phải. Bạn oán trách cuộc sống không công bằng và luôn gây căng thẳng cho chính bản thân cũng như những người xung quanh bạn.

Tuy nhiên, bạn nên hiểu rõ một điều rằng cuộc đời vốn dĩ không công bằng, tất nhiên, nó cũng không vì bất kỳ ai mà trở nên công bằng hơn.

Một trong những tỷ phú giàu bậc nhất thế giới – Bill Gates – cũng thừa nhận rằng: "Cuộc sống vốn dĩ không công bằng. Hãy tập quen dần với điều đó!".

Quả thực, than phiền không thay đổi được điều gì và oán trách không giúp chúng ta giải quyết được mọi bất công trong xã hội.

Bạn không thể tạo ra sự tích cực từ một tư tưởng tiêu cực. Bạn phải chữa lành ‘vết thương’ của bạn trước khi bạn muốn thay đổi thế giới và dừng ngay suy nghĩ bản thân là một ‘nạn nhân’ nếu bạn muốn tạo ra năng lượng tích cực cho mình.

Mặc dù biết và luôn đối diện với thực tế, nhưng có lẽ đôi lúc bạn vẫn không thể ngừng tức giận trước những bất công, đó là phản ứng bản năng rất bình thường.

Phản ứng sinh học của chúng ta trước sự bất công

Có lẽ do từ nhỏ tất cả chúng ta luôn được dạy về sự công bằng, cho nên những gì liên quan đến công bằng có tác động mạnh mẽ đến trạng thái cảm xúc, tinh thần của chúng ta. Điều này cũng được các nhà khoa học chứng minh.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng Reward Center (Hệ thần kinh tưởng thưởng) trong não bộ được kích hoạt khi chúng ta nhận thấy sự công bằng, cho dù công bằng đó thuộc về một người khác. Cũng như khi chúng ta chứng kiến sự bất công, điều này tác động đến vùng hạch Amygdala - cấu trúc hình quả hạnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên sự sợ hãi và các trạng thái cảm xúc khác.

Điều đó có nghĩa là khi có cảm giác như bản thân đang phải chịu sự bất công, chúng ta thường rơi vào trạng thái tức giận và phản kháng lại, cùng với đó là cảm giác lo lắng, bất an.

Các nhà tâm lý học cho rằng hành động đấu tranh cho sự công bằng của những người khác được coi là một hình thức ‘tư lợi ngụy trang’, có nghĩa là khi vì công bằng của người khác mà đấu tranh, chúng ta sẽ có cảm giác thỏa mãn như nhận được sự công bằng cho chính bản thân mình.

Dù bạn cố gắng không để bản thân chịu tác động bao nhiêu, chúng ta vẫn sẽ phải trải qua những phản ứng vật lý và sinh học mạnh mẽ khi nhận thấy bất công, điều này có thể hạn chế khả năng suy nghĩ và phản ứng tích cực của chúng ta.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng

Hàng ngày, chúng ta có thể chứng kiến rất nhiều sự bất công không lớn thì nhỏ trong cuộc sống cá nhân cũng như trong cuộc sống của những người thân yêu như:

* Nỗ lực và chăm chỉ hơn nhưng bạn lại không đạt được những điều bản thân mong muốn.

* Bạn có thể mất cơ hội thăng tiến bởi những người ít năng lực hơn bạn.

* Bạn có thể bị khiển trách vì sai lầm của người khác.

* Bạn có thể thấy một người bạn của bạn bị tổn thất toàn bộ khoản tiền tiết kiệm chỉ bởi sự quản lý yếu kém của nhân viên kế toán.

* Một ngày, bỗng nhiên bạn phát hiện ra rằng người mà bạn tin tưởng và nhờ cậy chăm sóc cho mẹ bạn lại lợi dụng lòng tốt của bà để trục lợi.

Một bất công thường gặp: "Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra". Ảnh: Internet.

Thậm chí, những điều này không đáng là gì so với những bất công lớn xuất hiện tại một số nơi trên thế giới, chúng vượt xa sức tưởng tượng của chúng ta.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng. Chúng ta luôn muốn đấu tranh cho sự công bằng bởi vì đây không chỉ thuộc về bản năng sinh tồn mà còn là nguyên tắc cơ bản của con người.

Trong một số trường hợp, chúng ta có thể đấu tranh. Chúng ta không thể thờ ơ trước những bất công và coi đó như một phần tất yếu của cuộc sống.

Tuy nhiên, chúng ta phải đấu tranh với những bất công bằng cách nào để không gây tổn thương cho bản thân và những người xung quanh?

Những người không phải chịu tổn thương từ sự bất công không phải là những người chưa từng trải qua bất công. Họ cũng không phải những người dễ dàng chấp nhận hay thờ ơ trước những điều đang diễn ra.

Người luôn bình thản trước những bất công có 3 đặc điểm sau:

* Họ kiểm soát được cảm xúc của họ trước khi nó dẫn đến những suy nghĩ ám ảnh.

* Họ suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động.

* Họ nhận ra được sự khác biệt giữa những gì họ có thể và không thể thay đổi.

‘Ác cảm’ với những bất công khiến chúng ta không thể làm bất cứ điều gì. Nó thực sự chi phối cảm xúc, làm cạn kiệt năng lượng của chúng ta và khiến chúng ta tập trung vào vấn đề hơn là phương pháp giải quyết.

Dần dần, trong đầu chúng ta sẽ luôn hiện ra những suy nghĩ tiêu cực như: "Thế giới này thật bất công!", "Tại sao cuộc sống lại không công bằng đến vậy?", thậm chí nhiều người còn có tâm lý hờ hững và buông xuôi.

Thay vì liên tục suy nghĩ, bạn hãy cố gắng chấm dứt vòng suy nghĩ luẩn quẩn đó bằng cách lặp lại lời khẳng định: "Suy nghĩ mãi không hề đem lại hiệu quả. Bất công là gì? Tôi phải thỏa hiệp hoặc cố gắng thay đổi nó!".

Để suy nghĩ một cách tích cực, chúng ta cần phải nhận biết rõ và kiểm soát được phản ứng sinh học của cơ thể. Sở dĩ chúng ta đau khổ hay thất vọng trước những bất công là do bị phản ứng bản năng này chi phối, vì vậy, điều quan trọng là không để nó ra lệnh cho hành động của chúng ta.

Thay vì những suy nghĩ "Tại sao…?", thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh hay buông xuôi tất cả, bạn hãy suy nghĩ thoáng hơn.

Cuộc sống luôn không công bằng, chúng ta không thể thay đổi điều đó trong gang tấc, chúng ta cũng không thể đấu tranh bằng cảm xúc phi lý trí, nếu không, đến cuối cùng, chúng ta cũng chỉ nhận lấy thất bại.

Hay bạn cũng có thể thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận về cuộc sống và không ngừng cố gắng: "Thực ra, chẳng có cái gọi là bất công, mọi sự việc đều diễn ra theo quy luật của nó, không có gì xảy đến mà không có nguyên do. Chỉ cần luôn luôn cố gắng, một ngày nào đó, tôi sẽ đạt được những điều mơ ước".

Suy nghĩ tích cực trước những biến động “ngang trái” của cuộc đời, bạn sẽ luôn hạnh phúc và thực hiện được tâm thế "tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến".

Nhận thức được những gì chúng ta có thể thay đổi và làm một vài điều cho nó

Chúng ta không thể thay đổi những bất công đã xảy ra trong quá khứ nhưng chúng ta có hạn chế những ảnh hưởng của chúng trong hiện tại.

Chúng ta không thể thay đổi được quyết định và hành vi của người khác nếu họ không muốn thay đổi, nhưng chúng ta có thể thay đổi cách chúng ta ứng xử với họ (truyền năng lượng và tư duy tích cực cho họ).

Chúng ta không thể thay đổi những bất công đã xảy ra trong cuộc đời của chúng ta cũng như ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng chúng ta có thể hỗ trợ và ủng hộ những hành động ngăn ngừa sự bất công trong tương lai, thậm chí là đấu tranh cho sự công bằng.

Chúng ta không thể đảm bảo kết quả của cuộc đấu tranh này nhưng chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt.

Bản thân cuộc sống luôn chứa đựng những điều không công bằng mà chúng ta chỉ có thể thuận theo và dần dần đấu tranh – thay đổi nó. Chúng ta chỉ là những con người hết sức bình thường và đôi khi, chúng ta sẽ bộc lộ những cảm xúc theo bản năng.

Điều quan trọng là chúng ta không để những điều mà mình không thể kiểm soát chi phối bản thân.