Theo Quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 15.11.2024 của Thủ tướng Chính phủ, quyết định chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành "Đại học Kinh tế Quốc dân".
Theo Quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 15.11.2024 của Thủ tướng Chính phủ, quyết định chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành "Đại học Kinh tế Quốc dân".
Đi cùng phương châm khuyến khích học tập suốt đời của Đại học Kinh Tế TP. HCM (UEH), phát triển kỹ năng để đáp ứng với yêu cầu các thay đổi tương lai trong công việc, Đại học Kinh tế TP. HCM luôn chào đón các ứng viên có nguyện vọng tham gia các chương trình Sau đại học của trường, nhất là chương trình học MBA Thạc sĩ Đại học Kinh Tế.
Chương trình học MBA Đại học kinh tế TP.HCM UEH hiện đang được giảng dạy theo hai mục đích: nghiên cứu và ứng dụng. Đối với mục đích ứng dụng, các cá nhân đang công tác tại doanh nghiệp, tổ chức, công ty sẽ phù hợp với loại hình này bởi tính liên kết và tình huống thực tế cần để giải quyết một vấn đề.
Còn đối với mục đích nghiên cứu, Thạc sĩ Đại học Kinh Tế là nền tảng cho các cá nhân có ý định trở thành giảng viên Đại học, Cao đẳng hay Cán bộ nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, tư vấn hay học lên các học vị cao hơn. Riêng với khối ngành Kinh tế, sau khi hoàn thành chương trình Thạc sĩ Đại học Kinh Tế năm thứ nhất, học viên có thể chuyển đổi từ mục đích ứng dụng sang nghiên cứu.
Khi đó, Thạc sĩ MBA Đại học Kinh Tế gồm các kiến thức chuyên ngành kết hợp với các môn chuyên về nghiên cứu như thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính, sau đó là luận văn bảo vệ dự án tốt nghiệp. Nội dung luận văn yêu cầu đòi hỏi các nghiên cứu mang tính hàn lâm, có thể công bố trên các diễn đàn học thuật.
Ngoài ra, đối với chương trình quốc tế đào tạo bậc Thạc sĩ, Viện ISB, liên kết với Đại học Western Sydney (Úc), PSO MBA là chương trình thạc sĩ kinh doanh chuẩn quốc tế, được thiết kế bởi Đại học Western Sydney, Australia (Top 1% Đại học xuất sắc nhất thế giới). PSO MBA trang bị cho học viên kiến thức kinh doanh hiện đại và công nghệ để giải quyết các thách thức kinh doanh phức tạp, trở thành những nhà lãnh đạo tương lai có ảnh hưởng và tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa.
Chương trình thạc sĩ đại học kinh tế PSO MBA bổ sung cho học viên nền tảng lý thuyết về kinh doanh và công nghệ hiện đại để giải quyết các thách thức hiện hữu trong doanh nghiệp, giúp học viên cọ xát với các vấn đề thực tiễn để trở thành những nhà lãnh đạo tương lai.
Chương trình học Thạc sĩ Kinh doanh PSO MBA kéo dài 24 tháng, gồm 4 giai đoạn. Mô hình kết hợp giữa các Buổi học chuyên môn và Hoạt động thực tế, giúp sinh viên có nhiều trải nghiệm phong phú xuyên suốt khóa học, sớm phát hiện và giải quyết những thách thức cụ thể tại Doanh nghiệp.
Với đội ngũ giảng viên là các Giáo sư, Tiến sĩ hàng đầu từ các đại học tại Mỹ, Úc đạt kiểm định AACSB, chương trình còn tạo điều kiện cho sinh viên gặp gỡ và học tập cùng hơn 35 nhà Lãnh đạo, nhà quản lý doanh nghiệp tại 35 TOP MNCs tại Việt Nam.
Hoàn thành xong chương trình MBA, sinh viên sẽ nhận được bằng tốt nghiệp được cấp trực tiếp từ Đại học Western Sydney, Úc. Theo kết quả năm 2022 đã được công bố trên Bảng xếp hạng Đại học Thế giới (World University Ranking), Đại học Western Sydney đã tăng 05 bậc, xếp thứ 13 trên toàn quốc và lọt vào nhóm xếp hạng 201 – 250 trên toàn cầu. Vì vậy, bằng được cấp bởi Đại học Western Sydney được xem là đạt được sự công nhận quốc tế.
Bên cạnh đó, sinh viên PSO MBA còn có cơ hội kết nối gần với hơn 2,000 học viên, cựu học viên tài năng, nhóm các chuyên gia về Tài chính, Nhân sự, Marketing, Đầu tư và nhà tuyển dụng tại hơn 100 Doanh nghiệp lớn tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, Viện ISB (trực thuộc Đại học kinh tế TP. HCM) liên kết với ĐH Western Sydney (Úc) ra mắt chương trình PSO MBA Global – chương trình học Thạc sĩ từ xa và chương trình đào tạo Thạc sĩ kinh doanh PSO MBA học toàn thời gian tại TP.HCM.
PSO MBA và PSO MBA Global có thời gian đào tạo kéo dài 02 năm,chương trình học kết hợp của kiến thức kinh doanh, quản trị chiến lược, kỹ năng lãnh đạo và tư duy đổi mới, với sự hướng dẫn của các chuyên gia trong lĩnh vực. Học viên chương trình PSO MBA Global học tập thông qua nhiều hình thức linh hoạt, đồng thời tham gia các buổi hội thảo cùng chuyên gia giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau.
Cả hai chương trình thạc sĩ kinh tế PSO MBA và PSO MBA Global có lịch học hoàn toàn không rơi vào giờ hành chính. Trong đó, một số môn được giảng dạy vào cuối tuần, một số khác sẽ có lịch học vào buổi tối trong tuần, giúp đảm bảo học viên có thể hoàn thành tốt công việc cá nhân mà vẫn có đủ thời gian học tập.
Xem thời gian tuyển sinh Thạc sĩ từ xa 2024
Xem thời gian tuyển sinh Thạc sĩ kinh tế 2024
Với 4 giai đoạn học: Nền tảng, Kỹ năng Quản trị chiến lược, Quản trị đổi mới trong Kinh doanh, Kỹ năng giải quyết vấn đề trong tổ chức. Tham gia học tập cao học đại học kinh tế PSO MBA, học viên cần dành ít nhất 20 tiếng/tuần trong suốt chương trình để đảm bảo lĩnh hội kiến thức hiệu quả kiến thức lý thuyết và thực hành.
Tham khảo chương trình học PSO MBA Global
Tham gia đào tạo Thạc sĩ đại học kinh tế tại PSO MBA, các nhà lãnh đạo tiềm năng sẽ được trang bị bộ kỹ năng toàn diện và khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp để dẫn dắt tổ chức nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi trong kinh doanh.
Đại học Kinh tế Quốc dân (tiếng Anh: National Economics University, NEU) là một đại học định hướng nghiên cứu đầu ngành trong khối các trường đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở Việt Nam, nằm trong nhóm các trường đại học, học viện trọng điểm của Việt Nam.
Tiền thân của Đại học Kinh tế Quốc dân là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2024, Chính phủ có quyết định chuyển trường thành đại học. Hiện đại học đang có ba trường trực thuộc.
Đại học Kinh tế Quốc dân nổi danh là nơi đào tạo ra rất nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhiều doanh nhân nổi tiếng. Đồng thời, Đại học Kinh tế Quốc dân còn là trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ mô cho Chính phủ Việt Nam.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25 tháng 1 năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính[1]. Lúc đó, Trường được đặt trong hệ thống Đại học nhân dân Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
Ngày 22 tháng 5 năm 1958: Nghị định số 252-TTg của Thủ tướng Chính phủ đổi tên trường thành Trường Đại học Kinh tế Tài chính trực thuộc Bộ Giáo dục.[2] Tháng 1 năm 1965, trường đổi tên thành Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch.[2]
Ngày 22 tháng 10 năm 1985: Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Nguyễn Đình Tứ ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đổi tên trường thành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.[3] Năm 1989: trường Đại học Kinh tế Quốc dân được Chính phủ giao thực hiện 3 nhiệm vụ chính là:
Trải qua những năm tháng xây dựng và phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn luôn giữ vững vị trí là:
Đầu năm 2024, Đại học Kinh tế Quốc dân thành lập 3 trường trực thuộc là Kinh tế và Quản lý công, Kinh doanh và Công nghệ.[4] Đến ngày 15 tháng 11 năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân.
Theo Quyết định trên, Đại học Kinh tế Quốc dân là đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động trên cơ sở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục đại học và quy định pháp luật có liên quan; quá trình tổ chức lại phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên liên quan, hoạt động bình thường, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí tài chính, tài sản.
Phó Thủ tướng yêu cầu Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Hội đồng Đại học, công nhận Chủ tịch Hội đồng Đại học và công nhận Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân theo quy định của pháp luật.
Quyết định số 1386/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024..[5]
Đại học Kinh tế Quốc dân có quan hệ trao đổi, hợp tác đào tạo – nghiên cứu với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng và nhiều tổ chức quốc tế của các nước Nga, Trung Quốc, Bulgaria, Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovakia, Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật, Thuỵ Điển, Hà Lan, Đức, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan,... Đặc biệt, trường cũng nhận được tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế như tổ chức Sida (Thụy Điển), UNFPA, CIDA (Canada), JICA (Nhật Bản), Chính phủ Hà Lan, ODA (Vương quốc Anh), UNDP, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Ford (Mỹ), Quỹ Hanns Seidel, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (Đức)...[6] để tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo và mở các khoá đào tạo thạc sĩ tại Trường về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh và các lớp bồi dưỡng về kinh tế thị trường... Đồng thời, Trường cũng có quan hệ với nhiều công ty nước ngoài trong việc đào tạo, nghiên cứu và cấp học bổng cho sinh viên.
Giữ vững, phát huy và khẳng định vị thế trường trọng điểm quốc gia, trường đầu ngành trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước, phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành trường đại học đa ngành về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, phục vụ có hiệu quả nhu cầu phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế – xã hội Việt Nam.
Đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, chuẩn hóa đội ngũ giảng dạy và phục vụ; tạo ra sự đột phá về chất lượng đào tạo ở một số ngành, chuyên ngành mũi nhọn, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế đảm bảo sự lan toả và làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng toàn diện các hệ đào tạo. Mở rộng, phát triển và khẳng định vị thế là một trung tâm nghiên cứu khoa học và tư vấn kinh tế, quản trị kinh doanh lớn và có uy tín hàng đầu của Việt Nam. Phát triển quan hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ và nâng cao vai trò đào tạo, nghiên cứu và tư vấn trong mạng lưới các trường đại học có đào tạo về kinh tế và quản trị kinh doanh, trong hệ thống giáo dục đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp ở Việt Nam; mở rộng quan hệ hợp tác trao đổi có hiệu quả với các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới. Mở rộng ảnh hưởng và không ngừng nâng cao hình ảnh uy tín của trường trong và ngoài nước. Phấn đấu trở thành trường đại học hiện đại với đầy đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị tiên tiến, môi trường phục vụ đào tạo và nghiên cứu cơ bản đạt tiêu chuẩn khu vực với hệ thống giảng đường đủ tiêu chuẩn, hệ thống thư viện hiện đại cùng một hệ thống các dịch vụ cung cấp có chất lượng cao.
Đại học Kinh tế Quốc dân là nơi đào tạo ra nhiều lãnh đạo cấp cao nhất cho Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhiều doanh nhân nổi tiếng, những người đẹp đoạt các danh hiệu tại các cuộc thi sắc đẹp cũng là sinh viên và nghiên cứu sinh của trường.
Ngày 2/4/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra hình thức xử lý kỷ luật đối với Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam về việc ông Nguyễn Văn Nam đã ban hành một số văn bản quản lý nhà trường không đúng quy định của pháp luật:
Tổng hợp các hình thức kỉ luật, ông Nguyễn Văn Nam phải chịu hình thức kỉ luật nặng hơn mức cảnh cáo là Hạ bậc lương.[10]
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN TRỰC TUYẾN
Đại học Từ xa - Chương trình học Online 100%. Đại học Kinh tế Quốc dân dân cấp bằng Cử nhân và được Bộ GD&ĐT công nhận. Đăng ký nhận thông tin tư vấn hoàn toàn Miễn Phí