Theo Tổng cục Thống kê, năm nay, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 6,21% so với năm 2015, trong đó quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,78%; quý III tăng 6,56%; quý IV tăng 6,68%.
Theo Tổng cục Thống kê, năm nay, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 6,21% so với năm 2015, trong đó quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,78%; quý III tăng 6,56%; quý IV tăng 6,68%.
Theo Global Finance cập nhật đến tháng 11 năm 2023, top 10 GDP các nước trên thế giới cao nhất năm 2023 bao gồm:
GDP các nước trên thế giới được tính bằng cách chia tổng sản lượng của một nền kinh tế cho tổng dân số. Những nơi có GDP bình quân đầu người cao thường tương ứng với thu nhập, mức tiêu dùng và mức sống cao.
GDP năm 2023 của Việt Nam là bao nhiêu?
Báo cáo tại phiên khai mạc Kỳ họp 6, Quốc hội khoá XV sáng 23/10/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tăng trưởng GDP quý III đạt 5,33%, tính chung 9 tháng đạt 4,24%.
Theo đánh giá của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế năm 2023 mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (6,5%), nhưng là mức khá cao so với nhiều nước trong khu vực, thế giới. Báo cáo mới nhất của IMF dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của toàn thế giới là 3%.
Năm 2023, quy mô GDP của nước ta ước đạt khoảng 435 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
GDP chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, tuy nhiên có 03 yếu tố chính ảnh hưởng nhiều nhất đến chỉ số GDP các nước bao gồm:
Dân số là nguồn cung cấp lao động để tạo ra của cải vật chất và cũng là đối tượng tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra.
Dân số và GDP có mối quan hệ tác động qua lại không thể tách rời. Dân số chính là một trong những yếu tố không thể thiếu để tính GDP bình quân đầu người.
(2) FDI: FDI (Foreign Direct Investment) là chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài. FDI bao gồm tiền, phương tiện sản xuất, cơ sở hạ tầng...
Lạm phát là sự tăng giá chung một cách liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và thể hiện sự mất giá trị của một loại tiền tệ.
Một quốc gia muốn tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao thì phải chấp nhận lạm phát. Tuy nhiên, khi lạm phát cao quá mức cho phép sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, vì vậy nhà nước luôn phải có các chính sách để kiểm soát lạm phát.
Với sự phục hồi của hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2022 ước tăng 10,1% so cùng kỳ năm trước và nằm trong TOP 10 tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước, đây là mức tăng khá cao so với tốc độ tăng trưởng của 6 tháng đầu năm tính từ năm 2015 đến năm 2020 và tăng cao hơn so với kịch bản đã đề ra tại Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ (kịch bản tăng khoảng 8,3%). Điều này cho thấy, kinh tế Vĩnh Phúc đã có sự phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là nhóm ngành công nghiệp, được coi như xương sống của nền kinh tế.
Kinh tế Vĩnh Phúc đã có sự phục hồi mạnh mẽ
Báo cáo tình hình kinh tế nửa đầu năm 2022 của Vĩnh Phúc cho thấy hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đạt trên 50% mục tiêu phát triển kinh tế mà Vĩnh Phúc đề ra trước đó. Cụ thể, tăng trưởng GRDP của Vĩnh Phúc tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng khá cao so với tốc độ tăng trưởng của 6 tháng đầu năm tính từ năm 2015 đến năm 2020. Đây cũng là mức tăng cao hơn so với kịch bản đã đề ra tại Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ (kịch bản tăng khoảng 8,3%).
Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 15,58%; khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,81% (do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao và tác động từ các đợt rét đậm, rét hại cũng như mưa lớn trong các tháng đầu năm); và khu vực dịch vụ tăng 6,32% (với sự phục hồi của ngành thương mại, vận tải và du lịch trong quý 2/2022). Với sự khởi sắc của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu ngân sách 6 tháng ước đạt 20.650 tỷ đồng (65% dự toán), tăng 8,0% so với cùng kỳ, trong đó thu nội địa đạt 17.700 tỷ đồng (65% dự toán), tăng 7,0% so với cùng kỳ năm 2021.
Đáng chú ý, mặc dù việc thực hiện giảm thuế VAT, giảm 50% phí đăng ký trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước… có ảnh hưởng tới nguồn thu nhưng chính sách này đã thúc đẩy doanh số tiêu thụ hàng hóa của một số mặt hàng chủ lực, thúc đẩy kinh doanh trên địa bàn. Nhờ đó, số thu ngân sách ở cả 3 khu vực kinh tế (vốn đầu tư nước ngoài, ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước) đều tăng so với cùng kỳ, đặc biệt là khu vực nước ngoài có mức tăng khá.
Trong khi đó, quản lý chi ngân sách được tăng cường, kiểm soát chi chặt chẽ, quản lý chi theo dự toán, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Ngoài ra, tỉnh đã bổ sung kinh phí và ban hành các hướng dẫn chi trả cho công tác phòng chống dịch COVID-19. Ước tổng chi ngân sách địa phương 6 tháng đạt 7.024 tỷ đồng, đạt 39% dự toán và bằng 93% so với cùng kỳ năm 2021.
Về đầu tư xây dựng, Vĩnh Phúc đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho 168 dự án. Toàn tỉnh giải phóng mặt bằng đạt 449,4 ha, bằng 40,5% kế hoạch năm, trong đó có 1 số dự án lớn đã giải phóng mặt bằng được phần lớn như Dự án Trung tâm Logistic ICD Vĩnh Phúc (giải phóng 80,5/83,8 ha); Dự án Khu công nghiệp Sơn lôi (92/180 ha); Dự án Khu công nghiệp Bá Thiện (93,6/103,8 ha), tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khởi công theo kế hoạch.
Một số dự án lớn, trọng điểm đã hoặc đang chuẩn bị hoàn thành như như đường từ nút giao thông lập thể đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (khu vực xã Văn Quán huyện Lập Thạch) đến Trung tâm huyện lỵ Sông Lô và tuyến nhánh đi Khu công nghiệp (KCN) Sông Lô I; Đường nối Hợp Châu - Đồng Tĩnh đến khu danh thắng Tây Thiên; Đường vành đai 4; Bệnh viên Sản Nhi tỉnh; Nhà kỹ thuật nghiệp vụ Bệnh viện đa khoa tỉnh; Sửa chữa và nâng cao an toàn đập tỉnh Vĩnh Phúc; cầu Đầm Vạc…
Theo đó, tính đến 30/6/2022, toàn tỉnh giải ngân khoảng 2.380 tỷ đồng, đạt khoảng 24,4% so với tổng kế hoạch (bao gồm vốn kéo dài và vốn kế hoạch năm 2022) và bằng 34,3% so với kế hoạch Trung ương giao, cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 (đạt 22% kế hoạch) và cao hơn trung bình trung của cả nước (ước đạt 27,86% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
Cũng trong thời gian này, Vĩnh Phúc đã cấp mới giấy chứng nhận đầu tư/chủ trương đầu tư cho 10 dự án FDI (225,47 triệu USD) và 7 dự án DDI (7.743,46 tỷ đồng). Trong đó, một số dự án có vốn đầu tư trên 10 triệu USD đã khởi công, đi vào sản xuất như Dự án nhà máy Key Technology Hà Nội sản xuất khung thép cho máy xúc thủy lực; Dự án nhà máy công nghiệp King Duan Việt Nam sản xuất các sản phẩm phụ tùng ô tô, xe gắn máy; và Dự án nhà máy Sumiriko Việt Nam sản xuất ống dẫn khí, ống dẫn nước và ống dẫn nhiên liệu cho xe ô tô.
Đáng chú ý, để hỗ trợ doanh nghiệp (DN), xuyên suốt qua nhiều nhiệm kỳ, Vĩnh Phúc luôn kiên định phương châm “Các DN đến đầu tư tại Vĩnh Phúc là công dân của Vĩnh Phúc”, từ đó dốc sức xây dựng chính quyền kiến tạo, vì nhân dân, vì DN, hết lòng phục vụ. Những giải pháp của tỉnh trong nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), cải thiện môi trường đầu tư, từng bước phát huy hiệu quả, giúp Vĩnh Phúc dần cải thiện thứ hạng, vừa qua tỉnh xuất sắc đứng thứ 5 toàn quốc về xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Theo đánh giá của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Vĩnh Phúc nằm trong Top 8 tỉnh dẫn đầu cả nước về các chỉ số nội dung của Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) năm 2021, trong đó tỉnh dẫn đầu về TTHC công với điểm số 7,7/10, điểm số cung ứng dịch vụ công đạt 8,11/10 điểm nằm trong tốp các tỉnh có thứ hạng cao.
Với kinh nghiệm dày dặn trong phòng, chống dịch COVID-19 và hiệu quả từ chương trình tiêm phòng COVID-19 mở rộng, tỉnh khống chế tốt dịch bệnh, tạo sự an tâm cho DN và nhân dân. Đặc biệt là sự hiệu quả trong khống chế làn sóng COVID-19 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2022, với số ca nhiễm mới mỗi ngày lên tới hàng trăm, hàng nghìn ca ở nhiều huyện, thành phố. Nhờ đó, các hoạt động du lịch dần được phục hồi, nhất là từ sau kỳ nghỉ lễ 30/4, lượng khách đến với tỉnh tăng lên từng ngày. Các sự kiện văn hóa, thể thao như lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch Quốc gia Tam Đảo, Khai mạc Du lịch hè Vĩnh Phúc 2022 và các nội dung thi đấu Seagame 31 tại tỉnh được tổ chức thành công và an toàn. Ước tính hết 6 tháng đầu năm 2022, tỉnh đón hơn 4,2 triệu lượt khách, tăng 109,7% so với cùng kỳ, trong đó lượng khách quốc tế đạt gần 37.000. Đến nay 100% các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, lưu trú cơ bản đã hoạt động ổn định, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tăng cao của du khách trong dịp Hè.
Vào Top 10 tỉnh, thành có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước
Khảo sát mức sống dân cư năm 2021 mới được Tổng cục Thống kê công bố cho biết, thu nhập bình quân 1 người/tháng trong năm 2021 của Vĩnh Phúc đạt 4,51 triệu đồng, đứng thứ 9 trong toàn quốc. Kết quả này đã khẳng định được vị thế vững chắc của tỉnh Vĩnh Phúc trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp đến bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội và không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng nhiều chủ trương, quyết sách kịp thời, hợp lý và quyết liệt trên tinh thần sử dụng tối đa nội lực, tận dụng tối đa ngoại lực để làm đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế. Đặc biệt, Vĩnh Phúc đã đề ra và thực hiện thành công một chủ trương rất mới, bắt nguồn từ quan điểm không hề duy ý chí mà mang đầy tính khoa học về phát triển kinh tế - xac hội. Đó là coi nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân là lĩnh vực đặc biệt quan trọng; lấy công nghiệp là nền tảng để tạo ra sự tăng trưởng nhanh, tạo ra nhiều việc làm mới nhằm giảm lao động trong nông nghiệp, giảm số lượng nông dân, giúp cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển công nghiệp để thu được nhiều ngân sách, đáp ứng yêu cầu đầu tư và tái đầu tư phát triển, hỗ trợ cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Tập trung phát triển các lĩnh vực dịch vụ, lấy du lịch là mũi nhọn để khai thác các tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên của Vĩnh Phúc.
Xét về GRDP bình quân đầu người, GRDP liên tục tăng qua các năm, năm 2020, đạt 105,5 triệu đồng/người, đứng thứ 5/11 tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 10/63 tỉnh, thành trong cả nước; năm 2021 đạt 114,3 triệu đồng/người, cao gấp 52,5 lần so với năm 1997 (2,18 triệu đồng/người). Qua đó thấy được nhờ vào chiến lược phát triển đúng đắn, Vĩnh Phúc đi từ một tỉnh nghèo có GRDP bình quân đầu người năm 1997 kém 4 lần nhưng đến nay đã gấp 1,3 lần cả nước.
Cùng với đó, thu nhập bình quân đầu người của Vĩnh Phúc cũng được cải thiện rõ rệt. Năm 2002, thu nhập bình quân của tỉnh chỉ xếp thứ 41/63 tỉnh, thành, đạt 0,265 triệu đồng/người/tháng. Đến năm 2021, thu nhập bình quân của tỉnh đã tăng lên đạt 4,511 triệu đồng/người/tháng, xếp thứ 9/63 tỉnh, thành. Như vậy sau 19 năm, thu nhập bình quân của tỉnh đã tăng 17 lần. Hiện tại, để duy trì và tiếp tục cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, hướng tới mục tiêu mọi người dân đều được hưởng thành quả do chính mình tạo ra như trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhấn mạnh, tỉnh tập trung chính vào việc thu hút nguồn vốn FDI. Cụ thể là tập trung thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, ưu tiên các dự án phát triển công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghiệp điện tử, nông nghiệp công nghệ cao, y tế, giáo dục…
Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành cho rằng, mặc dù kinh tế 6 tháng đạt nhiều kết quả khả quan nhưng nhiều chỉ tiêu kinh tế vẫn chưa được như kỳ vọng. Vì vậy, những tháng cuối năm, Vĩnh Phúc sẽ triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp để tập trung xử lý các vướng mắc, tháo gỡ các điểm nghẽn trong từng lĩnh vực để khơi thông các nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế.
Theo đó, Vĩnh Phúc sẽ đẩy mạnh chính sách hỗ trợ tín dụng để phục hồi sản xuất kinh doanh như giảm lãi suất cho vay, ưu tiên hỗ trợ DN bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và các khoản vay của DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo tinh thần Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 03/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đặc biệt, để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, Vĩnh Phúc yêu cầu các cấp, các ngành, các huyện/thành phố khẩn trương phân khai chi tiết nguồn vốn còn lại của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Trong đó, thường xuyên bám sát để giải quyết, đề xuất giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án nhất là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, kịp thời điều chỉnh, điều hòa nguồn vốn, phấn đấu giải ngân cao nhất nguồn vốn đã được giao.
Về xúc tiến đầu tư năm 2022, Vĩnh Phúc chủ động kết nối, tiếp xúc và làm việc với các nhà đầu tư đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh; và tổ chức đoàn công tác xúc tiến đầu tư một số nước như: Đức, Pháp, Ý. Đặc biệt, tỉnh sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động đối thoại với DN, tổ giúp việc cho Chủ tịch UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN.
Ngoài ra, Vĩnh Phúc cũng tập trung vào một số giải pháp khác nhằm đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành kinh tế như đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng một số khu công nghiệp như Sơn Lôi, Sông Lô I, Sông Lô II… ; hoàn thiện trình Tỉnh ủy thông qua Nghị quyết về phát triển công nghiệp theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đến năm 2030; Thông qua Đề án hỗ trợ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong DN sản xuất công nghiệp đến năm 2030; Quy chế quản lý cụm công nghiệp.
Tỉnh cũng xây dựng và trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi; tổ chức thực hiện Chương trình OCOP năm 2022; và hoàn thiện Đề án phát triển thương mại điện tử đến năm 2030 cũng như triển khai các kế hoạch xúc tiến thương mại năm 2022.
Trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển du lịch giai đoạn 2022 - 2026 và cụ thể hóa để triển khai kịp thời. Ban hành Kế hoạch tuyên truyền thông điệp ứng xử văn minh du lịch năm 2022. Quảng bá hình ảnh du lịch Vĩnh Phúc thông qua Hội chợ năm du lịch quốc gia tại Quảng Nam và tổ chức cuộc thi ảnh đẹp du lịch Vĩnh Phúc năm 2022. Triển khai tốt đề án nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn 2021 2025.
Tập trung hoàn thành các quy hoạch như: Quy hoạch tỉnh; Quy hoạch chung thị trấn Tam Đảo, đô thị Liên Châu, 5 đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cải tạo chỉnh trang và phát triển đô thị các khu vực dân cư hiện hữu và các khu vực hai bên các tuyến đường chính trong phạm vi QHCXD đô thị Vĩnh Phúc (đợt 4), 03 đồ án QHC đô thị loại IV (Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Tam Đảo); 7 đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 phát triển du lịch, dịch vụ.
Tổ chức triển khai các chính sách đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về chương trình phục hồi kinh tế. Tổ chức triển khai các Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách giảm nghèo, giải quyết việc làm, chính sách an sinh xã hội…
Đặc biệt, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Theo đó, rà soát phương án phân bổ đất đai cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất 5 năm cấp tỉnh và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung phù hợp với chỉ tiêu phân bổ quy hoạch sử dụng đất quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổng hợp trình HĐND tỉnh chấp thuận thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất và trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện các công trình dự án trong năm 2022, 2023.
Doanh nghiệp FDI nộp ngân sách nhà nước tăng 11% so với cùng kỳ
Theo báo cáo của Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Vĩnh Phúc, 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù chịu tác động do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, song hầu hết các DN trong các KCN trên địa bàn tỉnh đều có ý thức chấp hành nghiêm công tác phòng, chống dịch trong hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD).
Chủ động thay đổi các phương án sản xuất, áp dụng biện pháp cắt ghép dây chuyền sản xuất, thêm giờ, tăng ca... bảo đảm đúng đơn hàng, tiến độ theo các hợp đồng đã ký kết với khách hàng, sớm khắc phục khó khăn, duy trì hoạt động SXKD trong trạng thái bình thường mới. Hơn nữa, một số DN có quy mô vốn lớn mới được thành lập từ năm 2021 bắt đầu hoạt động, góp phần nâng tổng chỉ tiêu về doanh thu, xuất khẩu, nộp ngân sách nhà nước của các dự án trong KCN 6 tháng đầu năm tăng khá so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, doanh của thu DN FDI ước đạt hơn 4.194 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu đạt hơn 3.178 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ; nộp ngân sách nhà nước đạt hơn 2.400 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2021.