Khi thành lập công ty, chủ doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực đầu tư kinh doanh. Phạm vi lựa chọn là tất cả ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh không bị pháp luật cấm. Cụ thể tại Điều 7, Luật Doanh Nghiệp 2020 có quy định về quyền của doanh nghiệp được “Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm”. Ngoài ra, để biết được những ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, chủ doanh nghiệp có thể tham khảo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020.
Khi thành lập công ty, chủ doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực đầu tư kinh doanh. Phạm vi lựa chọn là tất cả ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh không bị pháp luật cấm. Cụ thể tại Điều 7, Luật Doanh Nghiệp 2020 có quy định về quyền của doanh nghiệp được “Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm”. Ngoài ra, để biết được những ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, chủ doanh nghiệp có thể tham khảo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020.
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến [email protected].
Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email [email protected].
Doanh nghiệp xã hội là gì? Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội được quy định như thế nào?
Doanh nghiệp xã hội là khái niệm đã xuất hiện từ thời điểm Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người chưa hiểu rõ doanh nghiệp xã hội là gì? Làm sao để thành lập được doanh nghiệp xã hội?
- Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định pháp luật doanh nghiệp.
- Có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.
- Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
Có thể thấy, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu vì mục đích xã hội và môi trường, hầu hết lợi nhuận của doanh nghiệp xã hội sẽ được sử dụng để phục vụ các cam kết phi lợi nhuận. Hiểu theo nghĩa rộng thì có thể xem xét nói rằng doanh nghiệp xã hội là tổ chức hoạt động phi lợi nhuận.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội bao gồm những gì?
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu Phụ lục I-1.
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
+ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do chủ doanh nghiệp tư nhân ký.
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu Phụ lục I-5.
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
+ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do các thành viên hợp danh ký.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu Phụ lục I-2.
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
+ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do người đại diện theo pháp luật hoặc chủ sở hữu ký.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu Phụ lục I-3 hoặc Phụ lục I-4.
+ Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
+ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do các thành viên là cá nhân; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với thành viên là tổ chức (đối với công ty TNHH);
Cổ đông sáng lập là cá nhân, cổ đông khác là cá nhân, nếu cổ đông này đồng ý với nội dung cam kết trên và mong muốn ký vào bản cam kết này cùng với cổ đông sáng lập.
Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông sáng lập là tổ chức, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông khác là tổ chức, nếu cổ đông này đồng ý với nội dung cam kết trên và mong muốn ký vào bản cam kết này cùng với cổ đông sáng lập.(đối với công ty cổ phần).
Doanh nghiệp xã hội có được tiếp nhận viện trợ không?
Trên đây là một số nội dung liên quan đến doanh nghiệp xã hội để làm rõ các câu hỏi đề ra ban đầu. Nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn sơ bộ về doanh nghiệp xã hội.
Hiện nay Luật Doanh Nghiệp không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa để thành lập công ty. Chính vì vậy, chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về mức vốn đầu tư phù hợp với nhu cầu kinh doanh của công ty. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các ngành nghề có quy định về vốn pháp định, mức ký quỹ thì mức vốn đầu tư tối thiểu không được thấp hơn mức vốn pháp định, mức ký quỹ.
Không phải hoạt động kinh doanh nào cá nhân cũng có thể thực hiện mà bắt buộc phải thông qua tổ chức. Chẳng hạn như các ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh như dịch vụ hàng không, luật sư, môi giới bất động sản,… Do đó, chủ sở hữu cần thành lập doanh nghiệp để thỏa mãn mục đích kinh doanh của mình. Mặt khác, việc thành lập doanh nghiệp còn mang giá trị lợi ích lâu dài.
Ví dụ như các sản phẩm, dịch vụ bạn kinh doanh ngày càng phổ biến và bạn muốn giới thiệu chúng rộng rãi hơn ra ngoài thị trường thì sẽ cần đến thương hiệu. Thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiên trong việc tạo lập thương hiệu. Từ đó, chủ doanh nghiệp sẽ có những kế hoạch tăng độ nhận diện thương hiệu trong khách hàng, mở rộng quy mô và tăng lợi nhuận.
Chủ doanh nghiệp hoàn toàn có quyền tự quyết định trong việc chọn lựa tên doanh nghiệp và thực hiện việc phát triển thương hiệu của mình. Lưu ý rằng để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng, pháp luật đã quy định doanh nghiệp không được đặt tên công ty bị trùng lặp hoặc dễ nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
Doanh nghiệp cũng được quyền lựa chọn nơi đặt trụ sở và địa điểm kinh doanh thuận tiện nhất cho hoạt động của công ty. Tuy nhiên địa điểm được lựa chọn cần tuân thủ theo quy định của pháp luật và loại trừ một số địa bàn bị cấm cho có nguy cơ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự công cộng.