Chương trình Học bổng Thạc sĩ CNTT nhằm mục đích thiết kế và xây dựng các hệ thống thông minh trên cơ sở khai thác thông tin đa phương tiện
Chương trình Học bổng Thạc sĩ CNTT nhằm mục đích thiết kế và xây dựng các hệ thống thông minh trên cơ sở khai thác thông tin đa phương tiện
Khoảng 50 năm trước đây, miền Nam Việt Nam gọi học vị thạc sĩ chính là “cao học”, còn cụm từ thạc sĩ lúc bấy giờ lại để chỉ đối tượng học vấn khác.
Hiện nay cao học được hiểu là chương trình học lên cao hơn sau khi đã tốt nghiệp đại học, dành cho những cử nhân muốn nâng cao học vị cũng như tích lũy thêm kiến thức chuyên sâu về ngành theo học.
Khi đã hoàn thành xong nội dung khóa học về các kiến thức chung, kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành và luận văn, bạn sẽ nhận được một tấm bằng chính là bằng thạc sĩ.
Trước đây, học thạc sĩ chỉ rơi vào khoảng 1 đến 2 năm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Vậy nhưng hiện nay, Bộ Giáo dục đã ban hành Thông tư mới số 23/2021/TT-BGDĐT thay thế cho thông tư cũ năm 2014 với những điều chỉnh về thời gian học thạc sĩ được hiểu đơn giản như sau:
Thời gian học thạc sĩ hiện nay đã có sự thay đổi
Cơ sở đào tạo sẽ định hướng cho học viên thông qua lộ trình dành cho từng chương trình học, phù hợp với hình thức đào tạo mà học viên lựa chọn được gọi là kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa.
Đối với kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa: thời gian học phải thích hợp so với thời gian đã được quy định ở Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. Bên cạnh đó, hều hết số học viên tham dự cần được đảm bảo sẽ hoàn thành xong chương trình đào tạo.
Thông tư mới sẽ bổ sung thêm hình thức đào tạo vừa học vừa làm dành cho chương trình định hướng ứng dụng nên thời gian học tập chuẩn toàn khóa sẽ kéo dài thêm ít nhất 20% so với đào tạo chính quy.
Cơ sở đào tạo sẽ nêu rõ quy định về thời gian tối đa để học viên hoàn thành xong khóa học. Tuy nhiên, thời gian này không được phép kéo dài hơn 02 lần thời gian đối với kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa theo hình thức đào tạo chính quy hoặc vừa học vừa làm.
Để có thể theo đuổi được học vị mơ ước, ngoài việc hiểu thạc sĩ là gì, thí sinh cũng cần phải đáp ứng tối thiểu 3 điều kiện cơ bản dưới đây:
Tốt nghiệp đại học là một trong những điều kiện để dự thi thạc sĩ
Người đăng ký dự tuyển chương trình học thạc sĩ bắt buộc nằm trong đối tượng đã học xong và tốt nghiệp đại học, đáp ứng đủ các tiêu chí để có thể công nhận tốt nghiệp đại học hoặc đạt trình độ tương đương trở lên với ngành học phù hợp.
Chương trình thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu, hình thức đào tạo chính quy quy định đối tượng tham gia dự tuyển phải đạt trình độ khá trở lên xét về thứ hạng tốt nghiệp hoặc có những công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực đã đăng ký.
Bên cạnh các quy định về trình độ văn hóa, khả năng ngoại ngữ cũng là một trong những yêu cầu được Bộ giáo dục quy định rõ ràng.
Theo đó, căn cứ vào Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc áp dụng riêng cho Việt Nam thì đối tượng đăng ký phải đạt Bậc 3 trở lên, có nghĩa là:
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên: ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc chương trình học chủ yếu bằng ngôn ngữ không phải là tiếng Việt.
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên: chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu năng lực ngoại ngữ Bậc 3 trở lên theo Khung 6 bậc dành cho Việt Nam được cấp bởi cơ sở đào tạo với thời hạn không quá 02 năm.
Có các văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ còn thời hạn sử dụng, giá trị tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ có giá trị tương đương khác được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.
Sự đảm bảo về mặt tài chính cũng là một lưu ý vô cùng quan trọng mà những cá nhân muốn học lên nên cân nhắc kỹ lưỡng bởi vì học thạc sĩ cần một khoản học phí không nhỏ.
Đa phần sinh viên trong thời gian đại học vẫn được gia đình chu cấp ít nhiều nên gánh nặng về kinh tế là chưa quá áp lực. Nhưng thạc sĩ thì khác. Với một khoản chi phí khá lớn dành cho việc này, những người có điều kiện không quá lo ngại nhưng với những ai hoàn cảnh không khá giả thì sẽ cần đắn đo.
Hơn nữa, rất hiếm khi có sự hỗ trợ về mặt học phí của chương trình thạc sĩ dành cho ứng viên theo học so với khi bạn đang là sinh viên đại học.
Có thêm một số yêu cầu khác với ứng viên nếu họ học trái ngành, là người ngoại quốc học thạc sĩ ở Việt Nam hoặc với chương trình dạy và học bằng tiếng nước ngoài. Nhưng trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu khái niệm về thạc sĩ là gì cũng như những yêu cầu tối thiểu cần có khi muốn học và lấy bằng.
Bằng thạc sĩ chính là sự khẳng định rõ ràng nhất trình độ học vấn cao hơn, chuyên sâu hơn về một lĩnh vực nhất định. Nó vừa thể hiện năng lực văn hóa, đồng thời cũng nâng cao giá trị của người sở hữu so với tấm bằng cử nhân đại học đã quá phổ biến.
Tấm bằng thạc sĩ sẽ giúp cho bản Thông tin ứng viên của bạn được các nhà tuyển dụng chú ý đến khi xin việc và dành sự ưu ái với hầu hết các vị trí đăng tuyển. Chưa kể, nếu có học vị này thì việc đàm phán mức lương cùng các đãi ngộ cũng có cơ hội tốt hơn đề xuất ban đầu công ty đưa ra.
Khi học thạc sĩ, bạn sẽ được gặp gỡ nhiều thành phần: vừa tốt nghiệp đại học, người đã đi làm... Bạn còn có thể tiếp xúc với các doanh nghiệp, công ty trong quá trình viết luận văn. Do đó, vòng kết nối với xã hội được mở rộng và cơ hội việc làm cũng có khả năng xuất hiện nhờ các mối quan hệ này.
Bằng thạc sĩ cũng giúp cho người sở hữu được cất nhắc lên vị trí cao hơn ở đơn vị đang công tác nếu họ đáp ứng được các yêu cầu đề ra với vị trí còn trống về mặt học vấn lẫn năng lực chuyên môn.
Có đôi khi, vì nhiều lý do khiến bạn không yêu thích chuyên ngành đào tạo bậc đại học mình đã chọn. Và khi hoàn thành chương trình thạc sĩ học trái ngành nhưng đúng với nguyện vọng cá nhân thì tấm bằng ấy sẽ giúp cho bạn tiếp cận với lĩnh vực mình đam mê và định hướng lâu dài.
Bài viết trên đây đã phần nào giúp các ứng viên muốn theo đuổi con đường học lên cao sau khi tốt nghiệp đại học hiểu được
, những yêu cầu cơ bản để ứng tuyển cũng như lợi ích của tấm bằng thạc sĩ.
Chương trình thạc sĩ chuyên ngành Truyền dữ liệu và mạng máy tính của Viện Quốc tế Pháp ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được thiết kế và xây dựng theo ý tưởng tích hợp, liên ngành nhằm mục đích nâng cao tiềm lực khoa học và tầm nhìn của học viên trong điều kiện phải cập nhật kiến thức để có thể đáp ứng được sự đổi mới thường xuyên của khoa học và công nghệ. Đây là một hướng đi mới, kết hợp kiến thức đúc kết từ nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau trong công nghệ thông tin (mạng máy tính, truyền dữ liệu, đảm bảo chất lượng, hệ phân tán, mạng không dây và di động, truyền dữ liệu trên mạng diện rộng, công nghệ phần mềm, v.v,… nhằm mục đích thiết kế và xây dựng các nền tảng liên lạc và truyền thông bền vững, đảm bảo dịch vụ liên lạc mọi lúc mọi nơi. Hướng đào tạo và nghiên cứu này có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau.
Tổng số tín chỉ phải tích lũy : 85 tín chỉ (theo quy định hệ thống tín chỉ Việt Nam)
Học kì I: học các môn chuyên ngành tại IFI;
Học kì II: thực tập (5-6 tháng). Kết thúc thực tập, học viên sẽ viết và bảo vệ luận văn.
Tổng giá trị học bổng mỗi khóa trị giá 170.000.000 vnđ dành cho các học viên xuất sắc nhất. Ứng viên đạt học bổng, sau khi tốt nghiệp chương trình được ưu tiên thực tập và làm việc tại TIBCO Software, công ty hàng đầu của Mỹ trong cung cấp các giải pháp tích hợp, phân tích và xử lý dữ liệu doanh nghiệp.
5. Điều kiện dự tuyển: chi tiết đính kèm
Nộp hồ sơ: bản cứng và qua email, đồng thời đăng ký qua cổng thông tin tuyển sinh SĐH của ĐHQGHN từ 08h00 ngày 01/5 đến 17h ngày 30/6/2019
Thông báo danh sách phỏng vấn (dự kiến)
Trung tâm Quản lý Đào tạo và Bồi dưỡng
Viện Quốc tế Pháp ngữ, Tầng 2, nhà C3, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected] / [email protected]
Facebook: https://www.facebook.com/IFI.VNU
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin bắt đầu đưa vào đào tạo từ năm 2017. Chương trình nhằm giúp cho người học cập nhật, bổ sung và nâng cao kiến thức chuyên môn công nghệ thông tin cùng với kỹ năng thực hành nâng cao. Ngoài ra, chương trình đào tạo còn trang bị cho người học phương pháp tư duy tổng hợp, giúp người học có khả năng tiếp cận, phát hiện, tổ chức và giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật của ngành công nghệ thông tin. Trên cơ sở đó, người học sẽ có khả năng độc lập nghiên cứu, làm nền tảng để tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc tiến sĩ. Chương trình đào tạo còn đảm bảo tính hội nhập và liên thông với hệ thống đại học trong nước, khu vực và thế giới.
Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin nhằm giúp cho người học bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn và năng lực hoạt động nghề nghiệp với các mục tiêu sau:
Có khả năng độc lập nghiên cứu, làm nền tảng để tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc tiến sĩ;
Hình ảnh một buổi đánh giá luận văn thạc sĩ
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin, người học có những phẩm chất và năng lực sau:
Với định hướng ứng dụng chương trình đào tạo thạc sĩ ngành CNTT tại Trường ĐH Nha Trang chú trọng trang bị kiến thức và kỹ năng làm việc thực tế cho người học. Thời lượng thực hành thực tập nhiều cùng với các dự án thực tế, gắn với vị trí việc làm của mỗi học viên, giúp học viên có thể áp dụng kiến thức CNTT để xây dựng các ứng dụng đáp ứng cho công việc hiện tại của mình.
Bên cạnh đó học viên cũng được tiếp cận với cách viết các báo cáo khoa học và tham dự các Hội thảo khoa học uy tín.
Học viên cao học CNTT báo cáo tại Hội nghị khoa học quốc gia.
Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố được học viên rất quan tâm, và đối với các chương trình đào tạo ngành CNTT thì đây chính là một điểm cộng.
Hiện tại Khoa CNTT quản lý 08 phòng máy tính với hơn 200 máy phục vụ thực hành thực tập các học phần (HP) liên quan Tin học trong Trường. Ngoài ra, Khoa CNTT cũng được trang bị các thiết bị để hỗ trợ thực hành chuyên ngành Truyền thông và Mạng máy tính.
Đặc biệt, Khoa CNTT Trường ĐHNT được tổ chức KOICA Hàn Quốc tài trợ dự án Phòng thực hành an ninh mạng trị giá 1 tỉ USD, bao gồm những máy tính, thiết bị và phần mềm hiện đại, nhằm đào tạo cho người học có kiến thức chuyên môn vững vàng về an toàn và bảo mật thông tin trên môi trường mạng.
Hình ảnh phòng máy mới được trang bị từ dự án KOICA IBS
Việc tiếp cận với chương trình đào tạo thạc sĩ ngành CNTT định hướng ứng dụng, ưu tiên thực hành giúp người học có ưu thế hơn trong quá trình cạnh tranh cơ hội nghề nghiệp cũng như vận dụng được kiến thức đã học vào công việc của mình. Thời gian đào tạo khóa học thạc sĩ tối đa 2 năm, tuy nhiên người học có thể rút ngắn quãng thời gian học tập, từ đó nâng cơ hội có được vị trí tốt hơn tại các đơn vị/tổ chức cùng mức lương hấp dẫn hơn.
Hình ảnh học viên nhận bằng Thạc sĩ năm 2020
Với những ưu điểm đó, chương trình đào tạo thạc sĩ ngành CNTT tại Trường ĐH Nha Trang ngày càng tạo được uy tín và được nhiều học viên lựa chọn theo học. Những điều kiện tốt về chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy và thực hành kết hợp với sự nỗ lực của bản thân mỗi học viên sẽ giúp tăng thêm cơ hội phát triển sự nghiệp trong tương lai. Điều này cũng góp phần ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội.
Học viên muốn đăng ký theo học Thạc sĩ ngành CNTT có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến theo địa chỉ:
Phòng Đào tạo Sau đại học, tầng 3 Nhà đa năng, sô 02 đường Tôn Thất Tùng, Phường Vĩnh Thọ, TP. Nha Trang.
Website: https://pdtsaudaihoc.ntu.edu.vn/
Hoặc email Khoa CNTT: [email protected], Website: https://khoacntt.ntu.edu.vn/
Tháng 10 năm 2018 Đại học FPT tuyển sinh đợt 2 các Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) – Viện Quản trị & Công nghệ FSB – Đại học FPT. Điểm mới của đơt tuyển sinh là có thêm MBA chuyên ngành Marketing và MBA tài chính ngân hàng cho người học thêm chọn lựa so với chuyên ngành Quản trị kinh doanh truyền thống đợt 1.
Dựa trên cơ sở kế thừa và chắt lọc những tinh hoa, kinh nghiệm của các chương trình MBA trong và quốc tế, phát huy những kinh nghiệm quý báu về đào tạo MBA FSB trong hơn 20 năm qua, FSB đã thiết kế, đào tạo và triển khai nhiều Chương trình đào tạo chất lượng Quốc tế như chương trình đào tạo Thạc sĩ GeMBA – Global Executive Master of Business Administration, chương trình đào tạo Thạc sĩ cấp cao SeMBA – Senior Executive Master of Business Administration, Chương trình FeMBA – FPT Executive Master of Business Administration – với những ưu điểm nổi trội so với các chương trình cùng phân khúc.
Điểm mới của kỳ thi tuyển sinh MBA đợt 2 tháng 11 năm 2018 FSB công bố tuyển sinh thêm 2 chuyên ngành đang coi là NÓNG trên “thị trường đào tạo: marketing và tài chính ngân hàng.
Ngày nay không một doanh nghiệp nào tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh mà không tiến hành các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu thị trường. Có hiểu được thị trường thì các doanh nghiệp mới có thể lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Khi đó marketing trở thành yếu tố then chốt để giúp doanh nghiệp trường tồn và vững mạnh bên cạnh các yếu tố khác sản xuất, tài chính, nhân sự, lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp. Chương trình giúp người học nắm được cách thức quản trị và vận hành nói chung, còn có hiểu biết sâu về lĩnh vực marketing, biết cách phân tích thị trường, hiểu được quy trình quản trị bán hàng, cũng như nắm bắt được tâm lý, hành vi người mua hàng … Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh chuyên ngành marketing phù hợp với xu hướng và nhu cầu của người học trong kỷ nguyên mới.
Kinh tế trong hội nhập toàn cầu
Quản trị Marketing trong kỉ nguyên số
Kiến thức chuyên ngành – bắt buộc
Kinh doanh điện tử và nền kinh tế chia sẻ
Phân tích số liệu và dự báo thị trường – ứng dụng dữ liệu lớn
Kiến thức chuyên ngành – tùy chọn
Quản trị truyền thông và thương hiệu thời đại 4.0
Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh chuyên ngành tài chính – ngân hàng cung cấp kiến thức tổng quan về quản trị doanh nghiệp, đồng thời những kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Chương trình được thiết kế dành riêng cho lãnh đạo, quản lý trong ngành tài chính – ngân hàng, giám đốc doanh nghiệp phụ trách tài chính hoặc cán bộ quản lý hoặc trong các tổ chức tài chính tín dụng, các ngân hàng, doanh nghiệp. Điểm nhấn của chương trình là đẩy mạnh học tập thực tế tại các ngân hàng, tổ chức tài chính nhằm đảm bảo cho học viên có cơ hội phát triển toàn diện về cả lý thuyết lẫn thực hành. Ngoài ra chương trình giúp người học nâng cao kỹ năng phân tích, tổng hợp và thẩm định, đánh giá của học viên về các vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh hiện đại (CMCN 4.0, hội nhập kinh tế quốc tế…)
Trong những năm qua, Viện Quản trị & Công nghệ FSB được biết đến như một mô hình đào tạo MBA uy tín. Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (QTKD) MBA của FSB đã được tổ chức xếp hạng thế giới Eduniversal đánh giá thuộc Top 30 trong khu vực Đông Á (Far East Asia) và Top 200 thế giới về đào tạo Thạc sĩ QTKD toàn thời gian (MBA full time), top 3 chương trình Thạc sĩ QTKD tốt nhất Việt Nam.
Tham gia chương trình MBA tại FSB, học viên không chỉ được trang bị kiến thức về quản trị hiện đại mà còn có cơ hội hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo, bản lĩnh kinh doanh, làm giàu kiến thức thực tế trong nhiều lĩnh vực như: tài chính, marketing, nhân sự, chiến lược… Đối với đào tạo thạc sĩ “phi truyền thống”, GeMBA, SeMBA sẽ dành 25% – 40% thời lượng học cho việc trải nghiệm thực tế của học viên, bao gồm học tập thực tế tại doanh nghiệp, học tập dã ngoại và gặp gỡ chuyên gia (guest speaker). Theo đó, học viên tham gia sẽ được giao lưu với khách mời, cà phê tham vấn hoặc ăn trưa (business lunch) cùng với các CEO thành đạt, các doanh nhân danh tiếng tại Việt Nam cũng như nhận được những chỉ dẫn, chia sẻ quý giá từ họ. Cũng nằm trong phần thời lượng phi truyền thống, với định hướng đào tạo MBA chất lượng quốc tế, chương trình GeMBA, SeMBA có sự tham gia giảng dạy của đội ngũ giảng viên nước ngoài giàu kinh nghiệm trong quá trình học viên được học tập và khảo sát thực tế tại một trong các quốc gia sau: Thái Lan: cường quốc xuất khẩu nông sản của thế giới, trung tâm công nghiệp và logistics của Đông Nam Á; Malaysia: “Châu Á thu nhỏ” với nền công nghiệp chế tạo phát triển hàng đầu khu vực; Đài Loan: con rồng của châu Á, nền kinh tế phát triển đầy ấn tượng với sự pha trộn hài hòa giữa hiện đại và truyền thống.
MBA FSB vẫn duy trì và phát huy thế mạnh từ các chương trình trước như “học thuyết kiến tạo” – phương pháp đào tạo xây dựng tư duy theo kiểu Do Thái; mô hình học tập – giảng dạy dựa trên vấn đề thực tế (problem-based learning), thông qua dự án (project-based learning) trên nền tảng phương pháp lớp học đảo ngược (flipped classroom), phương pháp mô phỏng Hollywood Teaching và triết lý trò chơi 2C-Games.
Điểm khác biệt của MBA FSB cũng là điểm cộng rất đáng lưu tâm: học viên là được kết nối với cộng đồng hơn 3000 học viên và cựu học viên, để cùng học hỏi, chia sẻ và mở ra nhiều cơ hội hợp tác thông qua các hoạt động cộng đồng: đại hội thể thao, lễ hội bia, cộng đồng doanh nhân FBiz v.v…
MBA của FSB mở ra cơ hội cho các doanh nhân, những nhà quản lý và các cán bộ nguồn có cơ hội tiếp cận một chương trình đào tạo với chất lượng tương đương các khóa đào tạo liên kết quốc tế.
Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh triển khai tuyển sinh vào tháng 10 và bắt đầu khai giảng vào tháng 11 tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng.
Tham khảo thông tin chi tiết khoá học: http://gemba.fsb.edu.vn/; http://caohoc.fpt.edu.vn/
Thạc sĩ là gì? Học bằng thạc sĩ để làm gì? Đây luôn là những câu hỏi được phụ huynh, sinh viên quan tâm đến mỗi khi nhắc tới vấn đề định hướng cho lộ trình học sau này. Và nếu như bạn cũng đang chuẩn bị một tương lai xa hơn trên con đường học vấn của mình thì hãy tham khảo bài viết này ngay nhé.
Thạc sĩ là gì? Học bằng thạc sĩ để làm gì? Đây luôn là những câu hỏi được phụ huynh, sinh viên quan tâm đến mỗi khi nhắc tới vấn đề định hướng cho lộ trình học sau này. Và nếu như bạn cũng đang chuẩn bị một tương lai xa hơn trên con đường học vấn của mình thì hãy tham khảo bài viết này ngay nhé.