Điều Kiện Được Miễn Giảm Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

Điều Kiện Được Miễn Giảm Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

Hiện tại, thu nhập doanh nghiệp có 11 khoản được miễn thuế. Cụ thể như sau:

Hiện tại, thu nhập doanh nghiệp có 11 khoản được miễn thuế. Cụ thể như sau:

Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.

Trường hợp công ty TNHH 2 thành viên trở lên nhận tài trợ sử dụng không đúng mục đích các khoản tài trợ trên thì công ty TNHH 2 thành viên trở lên nhận tài trợ phải tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên phần sử dụng sai mục đích trong kỳ tính thuế phát sinh việc sử dụng sai mục đích.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên nhận tài trợ phải được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán thống kê.

Thu nhập từ chuyển giao công nghệ

Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều 5 Luật Thuế cho phù hợp với thực tiễn, nhằm tiếp tục xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm 97 - 98% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và được xác định là “động lực tăng trưởng” của nền kinh tế. Khu vực DNNVV hiện đóng góp khoảng 45% GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách, chiếm khoảng 35% vốn đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp và tạo ra khoảng 52% việc làm cho toàn xã hội.

Dự thảo Luật sửa đổi 5 Luật về thuế đề xuất giảm thuế suất thuế TNDN cho DNNVV. Cụ thể doanh nghiệp siêu nhỏ (là doanh nghiệp có tổng doanh thu năm dưới 3 tỷ đồng) được áp dụng thuế suất 15%; DNNVV (là doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người, đáp ứng điều kiện có tổng doanh thu năm từ 3 đến 50 tỷ đồng) được áp dụng thuế suất 17%. Bên cạnh việc giảm thuế suất, dự thảo luật cũng có nhiều sửa đổi, bổ sung về ưu đãi thuế đối với một số lĩnh vực ưu đãi. Cụ thể, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, dự thảo luật dự kiến bổ sung quy định thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới cung cấp một số dịch vụ phần mềm quan trọng và sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số cần ưu tiên phát triển sẽ được áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Ngoài những sửa đổi về mặt thuế suất, dự thảo luật cũng chú trọng tới cải cách thủ tục hành chính nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như: Quy định phương pháp nộp thuế giá trị gia tăng và thuế TNDN đơn giản hơn cho doanh nghiệp siêu nhỏ; bù trừ thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản với lỗ từ hoạt động sản xuất - kinh doanh khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN…

Những tác động tích cực đến doanh nghiệp

Dự thảo sửa đổi 5 Luật về thuế được đánh giá là sẽ có nhiều tác động tích cực đến doanh nghiệp, góp phần quan trọng trong việc xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực thi chính sách cũng như chia sẻ những khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó đề xuất giảm 3% thuế suất thuế TNDN giúp DNNVV giảm gánh nặng về thuế, tạo nguồn lực tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và được kỳ vọng sẽ tạo ra “cú hích” cho khối doanh nghiệp này phát triển mạnh hơn nữa.

Các chuyên gia đều cho rằng, đề xuất sửa đổi lần này còn có tác động quan trọng trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy tinh thần kinh doanh, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp sáng tạo, nhằm tăng số lượng doanh nghiệp thành lập mới, hoạt động hiệu quả và có khả năng tăng trưởng nhanh sau khi thành lập, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế cũng cho rằng: “Việc giảm thuế TNDN sẽ tác động lớn nhất và đầu tiên tới ý chí kinh doanh, niềm hứng khởi kinh doanh. DNNVV được giảm thuế đương nhiên cũng sẽ tạo tâm lý sẵn sàng kinh doanh, thành lập doanh nghiệp mới. Cùng với đó, tinh thần của sửa luật lần này sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng sự trợ giúp về quy trình thủ tục để người dân thấy được rằng, việc chuyển từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận tiện, lợi ích hơn. Khi doanh nghiệp kinh doanh tốt thì kinh tế sẽ phát triển, trong đó sự đóng góp của doanh nghiệp vào ngân sách cũng tốt hơn cho dù chúng ta giảm thuế suất”.

Việc đề xuất giảm thuế suất thuế TNDN đối với DNNVV trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng gặp nhiều khó khăn sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực để tái đầu tư vào hoạt động sản xuất - kinh doanh. Bởi lẽ, thuế suất hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp có thêm động lực đầu tư, có thêm lợi nhuận, khi đó doanh nghiệp cũng bớt phụ thuộc vào vốn vay từ ngân hàng. Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cũng sẽ thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ nhận định.

Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho rằng: “Phương án giảm thuế TNDN cho DNNVV của Bộ Tài chính là tín hiệu rất tốt nhằm hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp. Chính sách này rất quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp cả trước mắt và lâu dài. Nhưng giảm cụ thể như thế nào cần cân nhắc kỹ trên cơ sở phân tích chi phí của doanh nghiệp”.

Bên cạnh đó, giảm thuế suất thuế TNDN giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận, từ đó tăng khả năng cạnh tranh. Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Thuế TNDN, DNNVV có doanh thu hằng năm dưới 50 tỷ đồng sẽ được hưởng thuế suất 17% thay vì 20%.

Những sửa đổi nhằm đơn giản hóa thủ tục khai thuế, tăng sự trợ giúp về quy trình, thủ tục nộp thuế cùng với mức thuế suất giảm, cho thấy việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp sẽ đơn giản và có nhiều lợi ích hơn.

Chính sách thuế TNDN ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực khoa học và công nghệ sẽ làm gia tăng năng suất cho nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo chiều sâu.

Chi phí về thuế giảm, lợi nhuận tăng như vậy thay vì bỏ ra chi phí để trốn thuế hoặc khó khăn phải nợ thuế thì doanh nghiệp sẽ nghiêm túc chấp hành việc kê khai, nộp thuế. Từ đó, tỷ lệ doanh nghiệp trốn thuế, nợ đọng thuế sẽ giảm, thuận lợi cho công tác quản lý thu thuế và tăng thu cho ngân sách.

Ngoài ra, những sửa đổi căn bản đối với thuế TNDN, trong đó việc lựa chọn giảm thuế suất thuế TNDN đối với các DNNVV dựa trên tiêu chí doanh thu, được đánh giá là một quyết định hợp lý, phản ánh đúng bản chất kinh tế. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong đánh giá “Để đưa ra quyết định giảm thuế suất thuế TNDN cho DNNVV ở mức nào cần căn cứ vào 3 yêu cầu: (i) Phải bảo đảm mức giảm không gây “sốc” so với mức hiện tại và phù hợp với cam kết hội nhập; (ii) Phải đặt trong tương quan so sánh mức chung của khối doanh nghiệp khác và các nước khác để bảo đảm sự cân bằng nhất định; (iii) Phải dựa vào mục tiêu quản lý nhà nước cũng như sức chịu đựng của doanh nghiệp”. Ông Phong cho rằng, đề xuất giảm thuế của Bộ Tài chính cơ bản đáp ứng được cả 3 yêu cầu trên. Đồng thời, mức giảm 3 điểm phần trăm là hợp lý, không quá mạnh để gây ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách.

Việc giảm thuế suất thuế TNDN đảm bảo tính phù hợp với thông lệ quốc tế, khi hầu hết các nước trên thế giới đều có xu hướng cắt giảm thuế suất thuế TNDN. Cụ thể, từ năm 2013 đến nay, Vương quốc Anh đã 4 lần giảm thuế suất thuế TNDN phổ thông, từ 24% xuống 19% và dự kiến từ ngày 01/4/2020 sẽ giảm xuống 17%. Tại khu vực châu Á, Nhật Bản cũng giảm mức thuế suất từ 25,5% xuống 23,9% từ ngày 01/4/2015. Bangladesh giảm thuế suất từ 27,5% xuống 25% từ ngày 01/7/2015. Malaysia giảm thuế suất từ 25% xuống 24% từ năm 2016. Singapore áp dụng mức thuế suất phổ thông 17%. Trung Quốc áp dụng mức thuế suất phổ thông là 25%, doanh nghiệp nhỏ được áp dụng mức thuế suất ưu đãi là 10 - 20%…