Tên tổ chức: Công ty cổ phần Long Hưng Hưng Hà
Tên tổ chức: Công ty cổ phần Long Hưng Hưng Hà
Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
thôn Thọ Bình, xã Tân Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Shirt, Top, Blouse, Dress, Skirt, Knit, Jacket, Jumper, Pants
Trong những năm gần đây số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hoạt động xuất khẩu ngành càng tăng với nhiều loại mặt hàng rất đa dạng và phong phú như thủy sản, giầy dép, dệt may, đồ thủ công mỹ nghệ Ngành dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Đây là một ngành đòi hỏi vốn ít và sử dụng nhiều lao động hơn so với các ngành khác, ngoài ra khả năng gặp rủi ro thấp, giải quyết một lượng lớn lao động cho quốc gia. Với nước ta là một nước đông dân và dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào , giá nhân công rẻ. Do đó phát triển công nghiệp dệt may là hết sức phù hợp với xu thế công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Trong thời gian vưa qua ngành dệt may của nước ta có thể nói đã xâm nhập khá rộng rãi vào thị trường thế giới và đạt kim ngạch cao, nhất là từ khi có chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước. Hiện nay trong điều kiện kinh doanh ngày càng mở rộng, thì môi trường cạnh tranh ngành càng khốc liệt hơn. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp hãy tìm và áp dụng cho mình một phương thức sản xuất sao cho mang lại lợi thế cạnh tranh lớn nhất cho doanh nghiệp của mình, nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu của thị trường và lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Như vậy thì doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, phân tích đánh giá thông qua việc này doanh nghiệp có thể quản lý tốt các khoản mục chi phí, khai thác tiềm năng sẵn có. Đây là tiền đề cho việc nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mình, kịp thời đưa ra các giải pháp trong kinh doanh. Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long tự hào là một doanh nghiệp cổ phần đầu tiên, doanh nghiệp dệt may lá cờ đầu của tỉnh, chuyên sản xuất hàng để phục vụ xuất khẩu và phục vụ thị trường may mặc trong nước. Với tiềm năng và thế mạnh của mình doanh nghiệp trong những năm qua đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành công nghiệp tỉnh và cho ngành dệt may nước nhà. Song yêu cầu sự nỗ lực hơn nữa của doanh nghiệp để góp phần làm lớn mạnh thêm cho ngành dệt may nước nhà. Là một sinh viên kinh tế đang theo học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh quốc tế dưới sự dìu dắt chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa KT & KDQT đã giúp em có sự hiểu biết sâu sắc hơn về những kiến thức mà thầy cô giảng dạy trong quá trình thực tập này. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của phòng, em đã hoàn thành bản Báo cáo thực tập tổng hợp về công ty, với nội dung như sau: Chương I: Giới thiệu tổng quát về công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long. Chương II: Các mặt hoạt động sản xuất kịnh doanh chủ yếu của công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long. Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hoạt động xuất khẩu ngành càng tăng với nhiều loại mặt hàng rất đa dạng và phong phú như thủy sản, giầy dép, dệt may, đồ thủ công mỹ nghệ… Ngành dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Đây là một ngành đòi hỏi vốn ít và sử dụng nhiều lao động hơn so với các ngành khác, ngoài ra khả năng gặp rủi ro thấp, giải quyết một lượng lớn lao động cho quốc gia. Với nước ta là một nước đông dân và dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào , giá nhân công rẻ. Do đó phát triển công nghiệp dệt may là hết sức phù hợp với xu thế công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Trong thời gian vưa qua ngành dệt may của nước ta có thể nói đã xâm nhập khá rộng rãi vào thị trường thế giới và đạt kim ngạch cao, nhất là từ khi có chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước. Hiện nay trong điều kiện kinh doanh ngày càng mở rộng, thì môi trường cạnh tranh ngành càng khốc liệt hơn. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp hãy tìm và áp dụng cho mình một phương thức sản xuất sao cho mang lại lợi thế cạnh tranh lớn nhất cho doanh nghiệp của mình, nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu của thị trường và lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Như vậy thì doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, phân tích đánh giá thông qua việc này doanh nghiệp có thể quản lý tốt các khoản mục chi phí, khai thác tiềm năng sẵn có. Đây là tiền đề cho việc nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mình, kịp thời đưa ra các giải pháp trong kinh doanh. Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long tự hào là một doanh nghiệp cổ phần đầu tiên, doanh nghiệp dệt may lá cờ đầu của tỉnh, chuyên sản xuất hàng để phục vụ xuất khẩu và phục vụ thị trường may mặc trong nước. Với tiềm năng và thế mạnh của mình doanh nghiệp trong những năm qua đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành công nghiệp tỉnh và cho ngành dệt may nước nhà. Song yêu cầu sự nỗ lực hơn nữa của doanh nghiệp để góp phần làm lớn mạnh thêm cho ngành dệt may nước nhà. Là một sinh viên kinh tế đang theo học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh quốc tế dưới sự dìu dắt chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa KT & KDQT đã giúp em có sự hiểu biết sâu sắc hơn về những kiến thức mà thầy cô giảng dạy trong quá trình thực tập này. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của phòng, em đã hoàn thành bản Báo cáo thực tập tổng hợp về công ty, với nội dung như sau: Chương I: Giới thiệu tổng quát về công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long. Chương II: Các mặt hoạt động sản xuất kịnh doanh chủ yếu của công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long. Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long. Trong thời gian qua được sự đồng ý của công ty em đã thực tập tại phòng Xuất nhập khẩu của công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long. Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự hướng nhiệt tình của cô giáo PGS.TS.Nguyễn Thị Hường, sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám đốc các phòng chức năng đặc biệt là phòng Xuất khẩu của Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long đã giúp đã em hoàn thành bản báo cáo này. Do trình độ hiểu biết và kinh nghiệm thu thập và sử lý số liệu còn nhiều thiếu sót mong được sự chỉ dẫn của thầy cô và các bạn để em hoàn thành tốt hơn bản báo cáo thực tập tốt nghiệp trong thời gian tới. EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! Hưng yên, ngày 1 tháng 2 năm 2008 Sinh viên thực tập Nguyễn Thị Dang CHƯƠNG I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP I – Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần may & dịch vụ Hưng Long. 1.1. Quá trình hình thành của công ty cổ phần may & dịch vụ Hưng Long Tên công ty: Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long Tên giao dịch và đối ngoại: Hưng Long garment stock and service company. Giấy phép kinh doanh số: 0503000001 do Tỉnh Hưng Yên cấp ngày 16/02/2001. Tiền thân là xí nghiệp may Mỹ Hào thuộc công ty may Hưng Yên được xây dựng và đi vào hoạt động năm 1996. Ngày 18 tháng 12 năm 2000 Bộ công nghiệp có quyết định số 70/2000QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ công nghiệp về việc chuyển xí nghiệp may Mỹ Hào trực thuộc công ty may Hưng Yên thành công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long. Đến tháng 01/2001 công ty chính thức đi vào hoạt động với tên gọi CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VÀ DỊCH VỤ HƯNG LONG. Tên giao dịch của công ty: HƯNG LONG GARMENT AND SERVICE STOCK COMPANY. Tên viết tắt: HƯNG LONG ST.Co Trụ sở chính: Đặt tại km 24 - quốc lộ 5A – xã Dị Sử - Huyện Mỹ Hào - Tỉnh Hưng Yên. Hoạt động kinh doanh của công ty là: Sản xuất kinh doanh hàng may mặc, xuất nhập khẩu trực tiếp hàng may mặc, dịch vụ, xây dựng và kinh doanh xưởng sản xuất, văn phòng làm việc, xuất nhập khẩu kinh doanh nguyên liệu, phụ liệu ngành may, kinh doanh và cho thuê các loại thiết bị, phụ tùng máy may công nghiệp. Vốn điều lệ: 7 tỷ đồng. Trong đó: + Vốn thuộc sở hữu nhà nước: 1.190 triệu đồng chiếm 17% vốn điều lệ. + Vốn do cổ đông là công nhân đóng gớp 3.500 triệu đồng chiếm 50% vốn điều lệ. + Vốn do cổ đông khác: 2.310 triệu đồng chiếm 33% vốn điều lệ. Tổng số lao động: 540 cán bộ công nhân viên. 1.2. Quá trình phát triển Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng có những biến chuyển sâu sắc, ngành dệt may đang có những bước chuyển mình to lớn cùng với những khó khăn thách thức và những thuận lợi do công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước đem lại, sau gần 20 năm tiến hành cải cách nền kinh tế kể từ năm 1986. Đặc biệt hơn cả là hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được ký kết năm 2001, đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong chiến lược xâm nhập vào một thị trường cho hàng may mặc nói riêng và một thị trường tiêu thụ hàng hoá nói chung của nhà nước, của ngành dệt may cũng như của công ty. Với nền tảng là công ty may Hưng Yên, với sự nhạy bén và linh hoạt của Hội Đồng Quản Trị, sự chỉ đạo sáng tạo của ban Giám Đốc công ty. Đã khai thác một cách hiệu quả những thuận lợi và cơ bản đã khắc phục được những khó khăn, bước đầu đã tạo được uy tín của công ty trên thị trường xuất khẩu, uy tín trong ngành và sự tin tưởng nơi khách hàng về chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng cũng như tiêu chuẩn xuất khẩu và được thị trường trong và ngoài nứơc chấp nhận. Sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều thị trường từ các thị trường khó tính đến các thị trường khác, từ châu âu, á, phi cho đến châu úc. Như Hàn Quốc Nhật Bản, Singapo, Đài Loan, Anh, Đức, Italia, Czech, Mỹ, Úc, Pakistan,niuzilan…Vào tháng 6/2002 công ty đã ký hợp đồng đầu tiên với khách hàng Mỹ, đánh dấu bước ngoặt lớn khi thâm nhập thị trường Mỹ rộng lớn và đầy tiềm năng này. Qua hơn 6 năm hoạt động dưới hình thức cổ phần hoá với nhiều khó khăn trong mô hình quản lý mới. Nhưng đến nay công ty đã không ngừng đổi mới công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất. Công ty đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000. Năm 2002 công ty chỉ có 1800m2 mặt bằng nhà xưởng để sản xuất. Xét thấy qui mô sản xuất còn nhỏ nên đầu năm 2002 công ty đã quyết định đầu tư 4.929 triệu đồng để xây dựng khu sản xuất 4 tầng với tổng diện tích mặt bằng 5400m2. Và đầu tư 3000 triệu đồng để mua sắm thêm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. Công ty đã tuyển và đào tạo thêm lực lượng lao động cho sản xuất. Hiện nay công ty đã có 22 chuyền sản xuất may, tổng giá trị tài sản nên tới 41.760 triệu đồng và tạo công ăn việc làm cho 2100 lao động, thu nhập bình quân đạt 1.614.000đồng /người/tháng. năm 2006 và có phân xưởng công nhân có thu nhập tới 2 triệu đồng/người/tháng. Với tổng số thết bị là 1800 ( năm số liệu thống kê phòng tài vụ công ty Hưng Long 2007) thì năng lực sản xuất mỗi năm của công ty lên tới là : 5.500.000sản phẩm/năm. 1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty. 1.3.1.Chức năng của công ty Tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm may mặc và làm công tác dịch vụ như: Giặt là công nghiệp, uỷ thác xuất nhập khẩu hàng may mặc, kinh doanh các ngành nghề tổng hợp mà pháp luật cho phép. 1.3.2.Nhiệm vụ của công ty Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long được thành lập để huy động vào sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất và kinh doanh về hàng may mặc và các lĩnh vưc khác nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa cho công ty nói chung và cho các cổ đông nói riêng. Tạo công ăn việc làm cho người lao động trong tỉnh và các khu vực khác ngoài tỉnh, tăng cổ tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách của nhà nước và phát triển ngành công nghiệp của tỉnh, của công ty. 1.3.3.Sản phẩm chính của công ty Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực may mặc, mà chủ yếu là hoạt động gia công xuất khẩu do vậy hầu như các mặt hàng chủ yếu mà công ty sản xuất ra qua các năm không có gì thay đổi, có chăng nếu có sự thay đổi thì điều này phụ thuộc vào khách hàng là chính còn công ty chỉ có nhiệm vụ nhận đơn hàng và gia công. Do vậy có thể tổng hết những mặt hàng chủ yếu mà công ty sản xuất trong thời gian qua từ (2001-2007) là: Áo jăcket Quần soóc Quần Âu nam & nữ Áo sơ mi Áo tắm Và một số sản phẩm may mặc khác. Bảng 1: Bảng các mặt hàng chủ yếu và thị trường hiện tại của công ty TT Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Áo Jăcket Nhật, EU, Thụy sỹ, Hàn Quốc, Canada, Philippin, Anh,... Nhật, Thụy sỹ, Hàn Quốc,Canada,Mehico, DubaiU.A.E, Tây Ban Nha,... Nhật,Mỹ, Canada, Mỹ, Mehico, Anh,... 2 Áo dệt kim Hàn Quốc, Mỹ, Canada... Nhật, EU, Tây Ban Nha,... Nhật, EU, Mỹ... 3 Jile Slovakia, Nhật, Hàn Quốc Pháp, Đức, Czech, Hàn Quốc, Nhật... HànQuốc,Đài Loan, Đức, Pháp... 4 Sơ mi Hàn Quốc Pháp, Hàn Quốc, Mỹ... Hà Lan, EU, Nhật, Czech 5 Quần Mỹ, Đài Loan, EU, Slovakia,... Nhật, Mỹ, singapore, Nam phi... Nhật,EU,HồngKông ,Mỹ... 6 Veston Nhật, Hàn Quốc, Mỹ Hàn Quốc, Anh, Pháp, Đài Loan,.. Đài Loan, Mỹ, EU, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha.. 7 Comple Hàn quốc, Đài Loan. Mỹ... Mỹ, EU, Brazil... 8 Hàng thể thao Hàn Quốc, Mỹ, .. Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp.. EU, Mỹ, Hàn Quốc... (Nguồn : Phòng Xuất nhập khẩu công ty may Hưng Long) Phần trăm (%) thị phần. Hoa Kỳ Châu Âu Châu Á Khác 60% 25% 15% 10% Phần trăm (%) chủng loại hàng hoá Nam Nữ Trẻ em 65% 25% 10% Phần trăm (%) giao hàng Đường không Đường Biển Hàng lẻ( thị trường trong nước) 5% 85% 10% II - CƠ CẤU TỔ CHỨC 2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long là một doanh nghiệp cổ phần hoá, bộ máy quản lý của công ty được áp dụng theo cơ cấu trực tuyến tham mưu. Dựa vào những ưu điểm vốn có của nó mà ban lãnh đạo công ty đã xây dựng một cơ cấu rất phù hợp với tình hình sản xuất cho công ty như hiện nay. Biểu hiện thì đây là một cơ cấu tinh giảm gọn nhẹ cho bộ máy quản lý, tiếp cận và sử lý thông tin nhanh. Bên cạnh đó nó còn cho phép phát huy tốt công tác quản lý và điều hành tập trung được trí tuệ, sức mạnh tập thể và sự sáng tạo của các cá nhân, công việc của các phòng ban được phân định rõ ràng. Bên cạnh đó còn tận dụng được sự chỉ đạo của ban lãnh đạo cấp trên, đồng thời tham khảo ý kiến đóng góp của cấp dưới một cách xác thực hơn để giải quyết công việc. Qua sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty ta thấy:(xem sơ đồ dưới) * Chủ tịch hội đồng quản trị: Bà: Lương Thị Hữu là cấp chỉ huy cao nhất của công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích đến quyền lợi của công ty. Đề ra phương hướng và chiến lược kinh doanh của công ty. * Giấm đốc công ty. Ông: Đỗ Đình Định là người trực tiếp tổ chức và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật của nhà nước về tài sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. * Các phó giám đốc giúp giám đốc quản lý khối sản xuất kinh doanh và bộ phận kỹ thuật đôi đốc hoàn thành đúng tiến độ sản xuất. 2.3. Chức năng nhiêm vụ của các phòng ban, bộ phận Nhìn vào sơ đồ ta thấy bộ máy quản trị của công ty được chia làm 3 cấp HĐQT là cấp cao nhất của công ty: là bà Lương Thị Hữu là cấp chỉ huy cao nhất của công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích đến quyền lợi của mọi cổ đông, của chính công ty. Đề ra phương hướng và chiến lược kinh doanh của công ty. Ban Giám đốc. Do HĐQT bổ nhiệm. Ông: Đỗ Đình Định là người trực tiếp tổ chức và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật của nhà nước về tài sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh, đối nội và đối ngoại của công ty, cơ bản là thực hiện các chức năng. Tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ Lập kế hoạch tổng thể dài hạn và ngắn hạn Đầu tư xây dựng cơ bản Phó Gián Đốc: là người giúp đỡ giám đốc theo các trách nhiệm được giao. Sơ đồ 1: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Phòng ban chức năng. * Phòng XNK-KH: Lập kế hoạch và các nghiệp vụ xuất nhập khẩu của công ty, phụ trách trong việc chỉ đạo hoạt động cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm. Nhiệm vụ cơ bản của họ là: + Phân bổ kế hoạch hàng tháng, quý cho các phân xưởng + Xây dựng kế hoạch khai thác, khả năng hợp tác sản xuất với bên ngoài + Chỉ đạo xây dựng, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng gia công với đối tác trong và ngoài nước + Nghiên cứu khảo sát thị trường, đề xuất các giải pháp cụ thể trong hoạt động kinh tế đối ngoại trên cơ sở pháp luật hiện hành về công tác xuất nhập khẩu. + Tổ chức sử dụng và quản lý vật tư trong công ty + Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tuyên truyền và giới thiệu sản phẩm của công ty. + Tiếp nhận và giao dịch trực tiếp với khách hàng * Phòng kỹ thuật. Chức năng: Tham mưu giúp đỡ giám đốc về công tác xử lý sử dụng kế hoạch và biện pháp dài hạn, ngắn hạn áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào trong thiết kế, sản xuất sản phẩm. Nhiệm vụ: + Quản lý quy trình công nghệ: Xây dựng và quản lý dây truyền sản xuất quy trình công nghệ theo dõi kiểm tra và hướng dẫn thực hiện quy trình quy phạm đã đề ra. + xây dựng và điều chỉnh mức tiêu hào vật tư trong tháng, có báo cáo kết quả thực hiện và định mức của công ty + Xây dựng kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị của công ty theo thường kỹ + Phối hợp với phòng tổ chức huấn luyện nhân viên sử dụng và bảo quản máy móc thiết bị công nghệ của công ty. + Kiểm tra chất lượng các lô hàng hoá giải quyết các khứu nại về chất lượng hàng hoá. * Phòng tài vụ: Chức năng: tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý tài chính của công ty. Nhiệm vụ: + Lập và thực hiện các kế hoạch về kế toán, thống kê, tài chính + Theo dõi kịp thời, liên tục và có hệ thống các số liệu về lương, tài sản, vốn và quỹ của công ty + Quyết toán tài chính hàng tháng, quý năm theo đúng thời gian và biểu mẫu quy định + Hạch toán kinh tế cho từng thời kỳ, xây dựng giá thành cho từng sản phẩm. + Nộp thuế đầy đủ theo quy định của nhà nước, lập và trình duyệt kế hoạch thu chi tài chính với cấp trên. * Phòng Tổ chức Chức năng: Tham mưu với giám đốc các vần đề trong tổ chức lao động và tiền lương, tổ chức các phong trào thi đua khen thưởng, kỷ luật trong lao động sản xuất. Tuyển dụng và đào tạo lao động cho công ty. Nhiệm vụ: + Xây dựng mô hinh bộ máy quán lý công ty, mô hình bộ máy quản lý phân xưởng + Xây dựng quy chế hoạt động, chức năng nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận, phòng ban phân xưởng, bổ sung nhiệm vụ cho các đơn vị trong từng giai đoạn. + Xây dựng định mức lao động, định biên cán bộ quản lý + Thực hiện thường xuyên công tác đào tạo tuyển dụng lao động mới để luôn đảm bảo lao động cho công ty + Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất + Tổ chức bảo vệ tuần tra canh gác bảo vệ tài sản cho công ty. * Phòng Hành chính. Chức năng: thực hiện công tác quản lý hành chính, công tác y tế chăm lo sức khoẻ của cán bộ công nhân viên trong công ty. Nhiệm vụ: Làm công tác quản lý hành chính tiếp khách của công ty, công tác vệ sinh, y tế khám cấp thuốc cho cán bộ công nhân viên… III - Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty 3.1. Đặc điểm về sản phẩm. Kể từ ngày thành lập cho đến nay, Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long chủ yếu là nhận gia công hàng may mặc cho các đối tác nước ngoài và cho các khách hàng trong nước. Các mặt hàng gia công xuất khẩu chủ yếu của công ty trong 3 năm gần đây không có gì thay đổi chủ yếu là các mặt hàng sau: Áo sơmi, jilê, jắckét, quần và quần áo tắm. Các sản phẩm chủ yếu mà công ty nhận gia công chủ yếu là theo đơn đặt hàng của khách hàng, theo thiết kế cho đến các nguyên phụ liệu chính cũng là do khách hàng cung cấp. Tuy nhiên bên cạnh những sản phẩm truyền thống công ty còn có thêm một số các sản phẩm mới như váy, khăn tắm găng tay, quần áo bảo hộ lao động…sản xuất trên các dây chuyền may với các kích cỡ khác nhau. 3.2. Đặc điểm về lao động của Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long . Như chúng ta đều biết yếu tố nguồn nhân lực là trung tâm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, hơn nữa do đặc thù của ngành sản xuất là sử dụng nhiều lao động nên ban giám đốc công ty hết sức quan tấm đến vẫn đề tuyển dụng đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của công ty. Là doanh nghiệp cổ phần có vốn của nhà nước ngay ngày đầu thành lập, Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long chỉ có khoảng 540 cán bộ công nhân viên trong đó là 55 cán bộ quản lý kinh tế và kỹ thuật. Cho đến nay cán bộ công nhân viên đã tăng lên hơn 2.100 người( tính đến hết ngày 31/12/2007) trong đó có 1.900 là lao động trực tiếp chiếm 90%, còn lao động gián tiếp 2.100 người chiếm 10%. Công nhân sản xuất chính chiếm 1.800 ngưới chiếm 86,5% tổng số cán bộ công nhân viên, tỷ lệ này càng cao thì càng tốt vì họ là những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, công nhân phụ chiếm 4,1% đa số là làm các công việc phụ trợ. Trong tổng số 2.100 cán bộ công nhân viên có 1.850 là lao động nữ giới chiếm 88% còn nam giới có 250 người chiếm 12%. Số lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 140 người chiếm 7% tổng số cán bộ công nhân viên chủ yếu là lao động gián tiếp, trung cấp là 340 người chiếm 16%. Qua bảng số liệu ta thấy chất lượng lao động của công ty ngày một tăng biểu hiện là sự gia tăng số lao động có bằng cấp từ các trường đại học cao đẳng. Và qua 3 năm ta thấy lao động của doanh nghiệp chủ yếu là nữ, điều này cũng dễ hiểu do đặc thù của ngành sản xuất. Cơ cấu lao động của công ty gia tăng điều này cho thấy công ty đã mở rộng sản quy mô sản xuất. Bảng 2 : Cơ cấu lao động của công ty may Hưng Long TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Tổng 1.410 1.850 2.100 2 Trình Độ: - Đại Học, Cao Đẳng, - Trung cấp 60 100 80 180 140 340 3 Giới Tính Nữ Nam 1.270 140 1.665 185 1.850 250 ( Nguồn: Phòng tài vụ công ty may Hưng Long) * Về thời gian lao động. Căn cứ vào tình hình sản xuất quy định thời gian sử dụng lao động như sau: Đối với CBCNV làm việc 24 công / tháng Đối với công nhân sản xuất trực tiếp như công nhân may, là giặt… do tình hình sản xuất, yêu cầu phải giao hàng gấp thì huy động thêm làm việc cả chủ nhật và sẽ được tính lương 200% so với ngày công bình thường nếu làm thêm vào các ngày lẽ tết như 30 – 4 hay 1- 5 thì được tính lương 300%( Theo quy chế thời gian sử dụng lao động của công ty). Thời gian làm việc 8h/ngày. * Về an toàn lao động Tuỳ tính chất công việc phải sử dụng đầy đủ trang thiết bị phòng hộ lao động. Như quần áo bảo hộ, mũ bảo hộ, giầy dép... Người lao động trước khi bố trí lao động ở công ty, tuỳ theo nghề nghiệp chuyên môn cụ thể đều phải học nội quy, quy trình, quy phạm về an toàn lao động, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ và phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định đó. Người lao động làm việc ở bộ phận nào phải làm vệ sinh công nghiệp ở bộ phận đó, giữ gìn quản lý công cụ lao động tại nơi làm việc phải đảm bảo sạch sẽ gọn gàng. Sau giờ làm việc phải được sắp xếp gọn gàng trước khi đi về. Người lao động có quyền từ chối làm vi