Lời mở đầu bài thơ nói về chợ nổi Cái Răng của tác giả Huỳnh Kim (Cần Thơ) phần nào phản ánh nét đặc trưng vốn có của địa điểm du lịch nổi tiếng ở vùng đất Tây Đô.
Lời mở đầu bài thơ nói về chợ nổi Cái Răng của tác giả Huỳnh Kim (Cần Thơ) phần nào phản ánh nét đặc trưng vốn có của địa điểm du lịch nổi tiếng ở vùng đất Tây Đô.
QĐND Online - Sáng 7-7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ phối hợp với UBND quận Cái Răng tổ chức khai mạc Ngày hội du lịch “Văn hóa chợ nổi Cái Răng” lần 2 năm 2017. Tham dự có đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo TP Cần Thơ cùng đông đảo du khách tham quan.
Ngày 14-1, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức thăm và tặng quà Tết tại chợ nổi Cái Răng nhân dịp Xuân Quý Mão 2023. Đây là hoạt động ý nghĩa được tổ chức thường niên để chia sẻ, động viên tinh thần tiểu thương gắn bó, mưu sinh trên trên chợ nổi.
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), chiều 11/12, tiếp tục chương trình công tác tại Đồng Tháp, tại Trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã gặp mặt, tặng quà cho đại diện 80 hộ gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam anh hùng, cựu chiến binh lão thành trên địa bàn tỉnh. Cùng đi với Tổng Bí thư có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư.;
Du lịch Cần Thơ vào những ngày cận Tết cũng thú vị lắm đó! Cứ năm nào cũng vậy, cứ đến gần Tết Nguyên Đán thì các chợ nổi ở miền Tây trở nên sôi động hơn gấp nhiều lần so với ngày thường, đặc biệt là chợ nổi Cái Răng.
Tờ mờ sáng, sương mờ còn giăng sông, các thương lái ghe, tàu, xuồng tới tấp chở theo cây trái (bưởi, quýt…), rau củ, hoa kiểng bày bán Tết. Không khí náo nhiệt đã xua cái giá lạnh của gió sông đang cận kề bước vào năm mới.
Chợ nổi Cái Răng họp sớm hơn thường lệ
Thường ngày, chợ nổi Cái Răng họp sôi động nhất vào lúc 6-7 giờ sáng, tuy nhiên những ngày cận Tết như thế này, từ khoảng 3-4 giờ sáng là chợ đã họp bởi người bán muốn đi sớm về sớm để chuẩn bị trang hoàng nhà cửa đón 3 ngày Tết, còn người mua mong muốn mau chóng có hàng đầy ghe để kịp thời di chuyển đến vùng xa bán ở phiên chợ cuối năm.
Chợ đông đúc hơn những ngày cận Tết
Khoảng 15 tháng Chạp là thời điểm chợ nổi đông đúc nhất, cả quãng sông dài vài km tấp nập ghe thuyền, người mua kẻ bán đông đúc, tắc cả một đoạn sông. Vào những ngày này, nhà có gì là gia chủ nhà đó sẽ mang ra bày bán hết để góp vui cho phiên chợ đồng thời hi vọng sẽ buôn may bán đắt, kết thúc một năm sản xuất, làm lụng vất vả.
Ngày cận Tết, giá hàng hóa trên chợ nổi cao hơn ngày thường một chút, nhất là các loại rau, củ, quả và hoa để trưng bày trong gia đình. Tuy nhiên, so với chợ trên đất liền, hàng trên chợ nổi vẫn có giá rẻ hơn. Ngoài các mặt hàng nông sản, những ngày này chợ còn cung cấp thêm nhiều hàng hóa thiết yếu khác như: bánh mứt, hoa quả, vải vóc, quần áo,… rực rỡ sắc màu trên chợ nổi.
Những chiếc ghe chở đầy ắp hoa, trái cây, cây cảnh,… rực rỡ sắc màu trên chợ nổi như hân hoàn chào đón một mùa xuân mới ấm áp, tràn ngập niềm vui.
Nổi bật nhất là những ghe hoa với những hàng mai vàng, hàng cúc xinh xinh, những chậu vạn thọ to tướng phùng phình,… Chợ nổi thêm duyên với những cây ớt nguyên mình đỏ chót, tắc vàng nặng mình trĩu quả,… như đang tô vẽ thêm mùa xuân đa lộc, đa tài.
Chợ vắng hơn trong những ngày đầu năm
Điều đặc biệt của khu chợ nổi độc đáo này là thường từ ngày 30 tháng Chạp và ngày đầu năm mới thì vắng khách hơn, vì lúc này gần như nhà nhà đã chuẩn bị tươm tất cho ngày Tết rồi. Tuy nhiên, thời gian nghỉ Tết rất ngắn, khoảng mùng Hai Tết, chợ nổi đã “chiều khách” trở lại vì nhu cầu mua hàng đã có.