Công ty cổ phần Habeco - Hải Phòng
Công ty cổ phần Habeco - Hải Phòng
Sản xuất nông nghiệp truyền thống đang có bước chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng tái cấu và cách mạng hóa theo hướng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Trên khắp thế giới, các nước đều có cuộc chạy đua ở nhiều tầng mức để ứng dụng các phương pháp thông minh vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất trong khi vẫn đảm bảo yếu tố an toàn. Theo ông Dhriti Satya, chuyên gia công nghệ sinh học và tạo giống, kiêm sáng lập tổ chức nông nghiệp AgriBioTechX, các xu hướng trong sản xuất nông nghiệp toàn cầu năm 2021 như sau:
Hiện nay, việc chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đang được đẩy mạnh. Do đó, khi tham gia vào các sàn Thương Mại Điện Tử (TMĐT) doanh nghiệp sẽ nhận được rất nhiều cơ hội. Thứ nhất, doanh nghiệp sẽ không cần chủ động tìm kiếm khách hàng vì đã có một lượng khách hàng luôn sẵn sàng mua sản phẩm trên các trang TMĐT. Tại Việt Nam, các sản phẩm lên sàn TMĐT trong nước đều được Cục xúc Tiến Thương Mại hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, gắn tem nhãn, đảm bảo minh bạch thông tin sản phẩm.
Thứ hai, việc thu hút khách hàng đến mua sản phẩm đơn giản hơn vì các sàn TMĐT hiện nay có nhiều tính năng đa dạng như livestream (một hình thức quay video trực tuyến nhằm giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng), quảng cáo từ khóa trên trang (tính năng nhằm tăng thứ hạng gian hàng trên sàn), gian hàng trực tuyến (nơi trưng bày các sản phẩm của doanh nghiệp)… và dưới sự hỗ trợ và tư vấn từ phía nhân viên của sàn. Để kinh doanh nông sản thành công trên sàn TMĐT đòi hỏi doanh nghiệp cần đầu tư vào hình ảnh, thông tin sản phẩm trên trang và trải nghiệm khách hàng tốt để tạo uy tín cho thương hiệu.
Đọc bản PREVIEW ở LINK dưới và đăng ký nhận FULL EBOOK tại: https://forms.gle/9LaJxmy621CizTna6
Trong năm 2024, Navigos Search tiếp tục thực hiện Báo cáo Thị trường lao động 6 tháng đầu năm 2024 với các thông tin thực tế nhất về thị trường, tập trung vào ba ngành hàng chính: Công nghệ thông tin, Điện -điện tử và Doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc.
Báo cáo này cũng sẽ là tư liệu tham khảo đáng tin cậy để các Ứng viên/ Doanh nghiệp có kế hoạch phù hợp trong thời gian tới. Tham khảo ngay nhé!
(ĐTCK) Ngày 07/9/2024 - Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) vừa công bố báo cáo tài chính sau kiểm toán 6 tháng đầu năm 2024, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.
Theo báo cáo, doanh thu vận tải hàng không của hãng nửa đầu năm 2024 đạt 33.862 tỉ đồng, tăng nhẹ so với báo cáo tự lập. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.166 tỉ đồng, cao hơn 688% so với cùng kì năm ngoái.
Về kết quả kinh doanh hợp nhất, Vietjet đạt 34.030 tỉ đồng doanh thu, và hơn 1.000 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế sau 6 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng lần lượt 15% và 307% so với cùng kì.
Tính đến ngày 30/06/2024, tổng tài sản của Vietjet đạt hơn 92.205 tỉ đồng. Chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu chỉ ở mức 2.16 lần so với mức thông thường trên thế giới tới 5 lần. Chỉ số thanh khoản 1,39 lần nằm ở mức tốt trong ngành hàng không.
Theo cập nhật của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập Saigon Ratings, Vietjet được duy trì bậc xếp hạng tín nhiệm dài hạn vnBBB- với triển vọng “Ổn định”. Hãng được đánh giá với sự phục hồi rõ rệt, đồng thời với sự chủ động chuẩn bị các điều kiện và tiền đề quan trọng của công ty trong các năm 2022, 2023, Vietjet có thể bứt phá phát triển nhanh hơn và bền vững hơn trong trung và dài hạn.
Vietjet đã đóng góp các khoản thuế, phí trực tiếp và gián tiếp cho ngân sách trong sáu tháng đầu năm 2024 là 3.687 tỉ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Vietjet đã vận chuyển gần 13,1 triệu khách, khai thác trên 70 nghìn chuyến bay an toàn. Trong đó, lượng khách quốc tế đạt 5,5 triệu và số chuyến bay quốc tế là hơn 28.300 chuyến, tăng trưởng lần lượt 52% và 43% so với cùng kỳ 2023, là hãng hàng không dẫn đầu về lượng khách vận chuyển.
Vietjet đang khai thác hơn 149 đường bay khắp Việt Nam và quốc tế, bao gồm 38 đường bay quốc nội và 111 đường bay quốc tế.
Hãng có đội tàu bay hơn 105 chiếc (bao gồm Vietjet Thái Lan) và đang tích cực mở rộng mạng bay trên bầu trời các châu lục, phát triển đội bay mới và hiện đại, thân thiện môi trường.
Tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Farnborough Airshow 2024, Vietjet và Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus đã kí hợp đồng đặt mua 20 máy bay thân rộng thế hệ mới A330neo (A330-900) với tổng trị giá 7,4 tỉ USD.
Với chiến lược, tầm nhìn xây dựng và phát triển nguồn nhân lực hàng không tiêu chuẩn quốc tế, Học viện Hàng không Vietjet (VJAA) đã trở thành đối tác đào tạo của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA).
Vietjet tiên phong tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, phát triển và sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững, hướng đến trở thành hãng hàng không xanh, dẫn đầu về công nghệ, thân thiện môi trường và các hoạt động gắn với phát triển bền vững.
Vietjet đã được Tạp chí tài chính hàng đầu thế giới International Finance vinh danh là “Hãng hàng không chi phí thấp tốt nhất” và “Hãng hàng không quản trị tài chính tốt nhất”; được AirlineRatings vinh danh là “Hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới” và “Hãng hàng không chi phí thấp có dịch vụ trên tàu bay tốt nhất năm”; được Forbes vinh danh trong top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2024.
Mới đây, hãng đã giành được cùng lúc hai giải “Hãng hàng không hàng đầu châu Á về trải nghiệm khách hàng” và “Hãng hàng không có chương trình khách hàng thân thiết dẫn đầu châu Á” tại giải thưởng World Travel Awards 2024.
Giá trị sản xuất toàn ngành trong năm ước tăng 2,75% so với năm 2019. Trong đó, nông nghiệp tăng 2,7%; lâm nghiệp tăng 2,4%; thủy sản tăng 3,3%; GDP toàn ngành dự kiến tăng 2,65%, giúp bảo đảm an ninh lương thực trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cả năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 41,2 tỷ USD, tăng 2,5% so với năm 2019. Trong đó, các mặt hàng nông sản chính ước 18,54 tỷ USD, giảm 0,5%; thuỷ sản 8,47 tỷ USD, giảm 0,8%; lâm sản và đồ gỗ ước đạt trên 12,8 tỷ USD, tăng 13,4%.
Trong năm 2020, toàn ngành nông nghiệp tiếp tục duy trì 9 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 5 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ đạt; tôm; rau quả; hạt điều và gạo). Thặng dư thương mại toàn ngành đạt 10,4 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019. Đối với thị trường xuất khẩu, trong năm qua ngành nông nghiệp đã mở cửa các thị trường mới đối với nhiều sản phẩm xuất khẩu, như vải thiều tươi lần đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang Nhật Bản; chôm chôm vào Đài Loan; dâu tây và bí ngô vào New Zealand; tôm và cá tra xuất khẩu vào Brazil…
Tuy phải đối phó với những diễn biến khó lường của đại dịch COVID 19, cùng với nhiều khó khăn của gián đoạn chuỗi cung ứng và vấn đề vận chuyển quốc tế, Ngành Nông nghiệp vẫn đang từng bước phát triển với nhiều mục tiêu trọng yếu. Năm 2021, toàn ngành tập trung thực hiện quyết liệt cơ cấu lại theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; xây dựng nông thôn mới nhằm “Phát triển nền nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; nông thôn mới phồn vinh, văn minh, nông dân giàu có”. Phấn đấu đạt một số chỉ tiêu: tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt từ 2,7 – 3%; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản từ 2,8 – 3,1%; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 42 tỷ USD. Với những tín hiệu tốt về xuất khẩu nông lâm thủy sản thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra mục tiêu mới trong năm nay đạt khoảng 45 tỷ USD, cao hơn so với chỉ tiêu Chính phủ giao 3 tỷ USD.