Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT hướng dẫn hình thức đánh giá học sinh trung học phổ thông như sau:
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT hướng dẫn hình thức đánh giá học sinh trung học phổ thông như sau:
Nghị luận xã hội là một dang văn rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta, thông tin dưới đây hướng dẫn về các dạng nghị luận xã hội như sau:
"Nghị luận xã hội là gì? Có bao nhiêu dạng nghị luận xã hội? Bố cục bài văn nghị luận xã hội chuẩn? Cách làm nghị luận xã hội chi tiết như thế nào?"
Nghị luận xã hội là một dạng văn nghị luận mà người viết trình bày, phân tích và thuyết phục người đọc về những vấn đề liên quan đến xã hội, đạo đức, tư tưởng hoặc hiện tượng đời sống. Dạng bài này thường yêu cầu người viết phải thể hiện quan điểm cá nhân thông qua lập luận chặt chẽ và dẫn chứng cụ thể, thuyết phục.
"Có bao nhiêu dạng nghị luận xã hội? Bố cục bài văn nghị luận xã hội chuẩn? Cách làm nghị luận xã hội chi tiết như thế nào?"
Các dạng bài nghị luận xã hội phổ biến:
(1) Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
Dạng bài này yêu cầu nghị luận về một vấn đề mang tính chất đạo đức, triết lý sống hoặc giá trị nhân văn, nhân sinh quan. Người viết cần phân tích, đánh giá và bàn luận về những tư tưởng hoặc quan điểm này.
- Ví dụ: “Lòng kiên trì là chìa khóa dẫn đến thành công,” “Lòng nhân ái và sự sẻ chia trong cuộc sống,” “Tự lập là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng bản thân.”
Giới thiệu tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.
Phân tích và chứng minh bằng các dẫn chứng thực tế.
Bàn luận về giá trị và ý nghĩa của tư tưởng trong cuộc sống.
Nêu quan điểm cá nhân, rút ra bài học cho bản thân.
(2) Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Đây là dạng bài viết xoay quanh một hiện tượng thực tế đang diễn ra trong xã hội, có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Người viết cần đưa ra ý kiến, phân tích và đánh giá hiện tượng đó.
- Ví dụ: “Hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay,” “Phong trào bảo vệ môi trường trong đời sống hiện đại,” “Tình trạng bạo lực học đường.”
Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận.
Mô tả hiện tượng, đưa ra thực trạng cụ thể.
Phân tích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng.
Hậu quả và tác động của hiện tượng đối với cá nhân, cộng đồng.
Đề xuất giải pháp hoặc bày tỏ ý kiến cá nhân về cách cải thiện tình hình.
(3) Nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học
Dạng này yêu cầu liên hệ từ một tác phẩm văn học, từ đó rút ra một vấn đề xã hội cần thảo luận. Người viết phải kết hợp cả kỹ năng phân tích văn học và nghị luận xã hội.
- Ví dụ: “Bàn về tình yêu thương và sự hy sinh qua tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O. Henry,” “Sự đối lập giữa thiện và ác trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.”
Giới thiệu tác phẩm và vấn đề xã hội được gợi ra từ tác phẩm.
Phân tích tình huống, nhân vật hoặc chi tiết trong tác phẩm có liên quan đến vấn đề.
Đưa ra ý kiến về vấn đề xã hội, liên hệ thực tế đời sống.
Nêu quan điểm cá nhân về ý nghĩa và bài học từ tác phẩm đối với vấn đề xã hội.
Một số lưu ý khi viết bài nghị luận xã hội:
- Lập luận rõ ràng, logic: Cần triển khai các luận điểm mạch lạc, liên kết chặt chẽ.
- Dẫn chứng thực tế: Dùng những ví dụ, câu chuyện có thật từ đời sống để làm sáng tỏ vấn đề.
- Thể hiện quan điểm cá nhân: Người viết cần bày tỏ quan điểm một cách trung thực, khách quan nhưng phải thuyết phục, không quá cứng nhắc.
- Sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực: Tránh ngôn ngữ quá cảm tính hoặc quá cầu kỳ, cần dùng lời lẽ dễ hiểu và thuyết phục.
- Dạng nghị luận xã hội đòi hỏi sự hiểu biết về các vấn đề thực tiễn, khả năng phân tích và kỹ năng thuyết phục để người đọc tin vào quan điểm của người viết.
*Lưu ý: Thông tin trên mang tính chất tham khảo
Có bao nhiêu dạng nghị luận xã hội? Bố cục bài văn nghị luận xã hội chuẩn? Cách làm nghị luận xã hội chi tiết như thế nào?
Căn cứ theo Mục 2 Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH năm 2022 hướng dẫn đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn như sau:
- Việc đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn cần đảm bảo nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh.
- Tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe.
- Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.
- Khuyến khích việc xây dựng và sử dụng các đề mở trong kiểm tra, đánh giá để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh. Xây dựng bộ công cụ đánh giá để hạn chế tính chủ quan, cảm tính của người chấm. Khi nhận xét, đánh giá các sản phẩm của học sinh, cần tôn trọng và khuyến khích cách nghĩ, cách cảm riêng của học sinh trên nguyên tắc không vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật.
Căn cứ theo Mục A Công văn 3935/BGDĐT-GDTrH năm 2024 đề ra nhiệm vụ chung cho giáo dục trung học năm học 2024 2025 như sau:
(1) Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CT GDPT 2018) đối với tất cả các khối lớp, trong đó tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai CT GDPT 2018 đối với lớp 9, lớp 12 bảo đảm hoàn thành chương trình năm học và nâng cao chất lượng giáo dục trung học. Chuẩn bị tổ chức đánh giá tổng kết việc triển khai thực hiện CT GDPT 2018 giai đoạn 2020-2025.
(2) Thực hiện hiệu quả các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; đa dạng hóa hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp phát triển các kỹ năng cho học sinh; thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục STEM, giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông.
(3) Chú trọng thực hiện công tác phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm yêu cầu triển khai CT GDPT 2018; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
(4) Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm chất lượng thực hiện CT GDPT 2018; chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên.
(5) Thực hiện hiệu quả việc quản lý giáo dục, quản trị trường học; bảo đảm dân chủ, kỷ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả trong các cơ sở giáo dục trung học; tổ chức tốt các phong trào thi đua. Tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn, giám sát, thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền.
(6) Triển khai thực hiện hiệu quả, thiết thực chuyển đổi số trong dạy học và quản lý giáo dục; tập trung thực hiện chuyển đổi số trong quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
Theo tiểu mục 1 Mục V chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định một số văn bản bắt buộc và văn bản bắt buộc lựa chọn như sau:
+ Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
+ Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
+ Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh
++ Chọn ít nhất 4 tác phẩm đại diện cho 4 thể loại trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười
++ Chọn ít nhất 3 bài ca dao về các chủ đề: quê hương đất nước; tình yêu, tình cảm gia đình; con người và xã hội (trữ tình hoặc trào phúng)
++ Chọn ít nhất 1 sử thi Việt Nam
++ Chọn ít nhất 1 truyện thơ của các dân tộc thiểu số Việt Nam
++ Chọn ít nhất 1 kịch bản chèo hoặc tuồng
+ Văn học viết Việt Nam, chọn ít nhất 1 tác phẩm của mỗi tác giả sau:
++ Thơ Nôm, văn nghị luận của Nguyễn Trãi
++ Thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu
++ Truyện và thơ của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
++ Truyện ngắn, tiểu thuyết của Nam Cao
++ Tiểu thuyết, phóng sự của Vũ Trọng Phụng
++ Thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
++ Thơ của Tố Hữu trước và sau Cách mạng tháng Tám
++ Truyện ngắn, kí của Nguyễn Tuân
+ Văn học nước ngoài, chọn ít nhất 1 tác phẩm cho mỗi nền văn học sau: Anh, Pháp, Mĩ, Hy Lạp, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.
Như vậy, bên cạnh những văn bản gợi ý tác giả sách giáo khoa và giáo viên lựa chọn, chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn phải có các văn bản bắt buộc trên để bảo đảm nội dung giáo dục cốt lõi, thống nhất trên cả nước.